Năm 2024 là năm thứ 4 của kỳ kế hoạch 5 năm. Do đó, ngoài nỗ lực, quyết tâm, chúng ta còn phải thể hiện khát vọng vươn lên, thể hiện tinh thần phấn đấu thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra.
Trao đổi với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Trần Hoàng Ngân (đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nhìn về tương lai năm 2024 và những năm tiếp theo, tình hình chung của thế giới chưa thuận lợi, thậm chí còn căng thẳng hơn.
Đại biểu đánh giá cao chủ đề “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” được Chính phủ đề ra cho năm 2024.
“Kinh tế thế giới có thể đi theo hình chữ U, tức là “phần đáy” sẽ kéo dài vài năm nữa, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực của gấp bội lần. Trong đó, vấn đề siết chặt kỷ luật, kỷ cương là rất quan trọng”, Đại biểu nêu nhận định.
Song, Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng, để đất nước phát triển một cách bền vững hơn, đây cũng chính là cơ hội để chúng ta cơ cấu nền kinh tế, kiểm soát độ mở kinh tế, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường quốc tế.
Trong đó, Đại biểu cho rằng phải đặc biệt quan tâm một số vấn đề. Thứ nhất, dân số Việt Nam đã bước qua ngưỡng 100 triệu. “Đây là một thị trường rất lớn mà nhiều tập đoàn thương mại thế giới, nhiều siêu thị tên tuổi thế giới đang mơ đến nên họ đã đầu tư vào thị trường Việt Nam”, Đại biểu lưu ý.
Điểm thứ hai cần chú ý, theo Đại biểu Trần Hoàng Ngân, là nền nông nghiệp - vốn là “bà đỡ” của nền kinh tế, cũng là thế mạnh của Việt Nam. “Rất ít quốc gia có thế mạnh như Việt Nam. Chúng ta phải quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp một cách đầy đủ và trọn vẹn hơn.
Vừa qua, chúng ta đã làm được một số việc như đã đầu tư hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, từ đó giảm bớt các chi phí vận chuyển trong sản xuất nông nghiệp. Chúng ta cần đầu tư thêm nguồn lực khoa học công nghệ, máy móc thiết bị để hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp Việt Nam.
Qua đó, giúp chúng ta có điều kiện phát triển bền vững. Cần chú ý rằng đây là yếu tố mà chúng ta ít phụ thuộc nước ngoài nhất”, Đại biểu lưu ý.
Nội lực thứ ba cần lưu ý là ngành du lịch. Đây được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng việc hỗ trợ, đầu tư thời gian vừa qua còn rất khiêm tốn. Cho đến nay, thị trường du lịch nội địa chúng ta đã phục hồi nhưng thị trường du lịch quốc tế đến năm 2023 mới đạt được 70% so với trước dịch.
Vì vậy, cần chú trọng củng cố, phát huy phát triển thị trường du lịch - một ngành công nghiệp không khói, cũng là thế mạnh của đất nước Việt Nam với rừng vàng, biển bạc cùng vô số những cảnh đẹp, những di tích văn hóa, ẩm thực... “Khi ngành nông nghiệp, du lịch phát triển thì 2 trụ đỡ đó sẽ giúp chúng ta phát triển một cách bền vững, cho dù thế giới có có đảo điên, có gặp phải những vấn đề trục trặc”, Đại biểu Trần Hoàng Ngân khẳng định.
Đặc biệt, Đại biểu Trần Hoàng Ngân lưu ý, chúng ta đang có một nền tảng kinh tế vĩ mô được khẳng định ổn định qua 10 năm. “10 năm rồi chúng ta kiểm soát rất tốt lạm phát, nợ công, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm được giá trị tiền tệ. Vì vậy nên dù có những biến động như giá vàng vừa qua thì “cú sốc” đó đến thị trường Việt Nam cũng rất nhẹ. Đây là cơ hội để chúng ta phát triển”, Đại biểu nói.
Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công để tạo tác động lan tỏa
Điểm sau cùng, Đại biểu nhấn mạnh, các ngành Du lịch, Nông nghiệp đang rất cần sự hỗ trợ của đầu tư công. Đánh giá chúng ta đang thực hiện rất tốt vấn đề đầu tư công, Đại biểu cho rằng cần tiếp tục dành nguồn lực nhiều hơn.
“Nợ công cho chúng ta dư địa rất lớn để mở rộng, tăng cường đầu tư công trong điều kiện đầu tư xã hội, đầu tư tư nhân chưa phục hồi, đầu tư nước ngoài thì vẫn có những lực cản do thị trường quốc tế, do đầu tư quốc tế.
Trong bối cảnh như vậy, đầu tư công vẫn là nguồn lực quan trọng, là động lực quan trọng để lan tỏa trong việc thu hút vốn đầu tư xã hội”, Đại biểu nói.
Phân tích, Đại biểu Trần Hoàng Ngân chỉ ra rằng, đầu tư công sẽ giải quyết được đa mục tiêu. Thứ nhất là giải quyết những “điểm nghẽn” hiện nay về giao thông, hạ tầng kinh tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng y tế, giáo dục.
Đồng thời, tạo nền tảng để chúng ta phát triển trong thời gian tới. Khi đường sá, cầu cảng thuận lợi rồi thì người dân, nhà đầu tư nước ngoài sẽ mở rộng đầu tư vì chi phí logistic, giảm.
Thêm vào đó, khi lưu thông tiện lợi, chi phí đi lại và thời gian di chuyển giảm cũng sẽ khuyến khích du lịch nội địa rất nhiều. Mặt khác, trong bối cảnh các đơn hàng chưa phục hồi, nguồn lao động vẫn có người bị thất nghiệp thì đầu tư công sẽ giải quyết được thêm nhiều công ăn việc làm.
“Do đó, chúng ta phải tập trung nỗ lực, siết chặt kỷ cương để khuyến khích giải ngân ngay từ đầu năm để tạo tác động lan tỏa, góp phần hạn chế những tác động bất lợi từ bối cảnh thế giới hiện nay”, Đại biểu nhận định.
“Các kỳ kế hoạch trước, thông thường các năm thứ 4 là năm rất quyết định, là năm về đích, cho nên thường tốc độ tăng trưởng sẽ cao hơn những năm khác. Cho nên tôi kỳ vọng năm 2024 chúng ta sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2023”, Đại biểu bày tỏ.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Liên quan đến vụ đắm tàu trên vịnh Bái Tử Long. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh vẫn đang tích cực rà soát, mở rộng phạm vi để tìm kiếm người mất tích còn lại.
Cuộc đời mỗi người có những cột mốc không thể xóa nhòa, những ký ức khắc sâu vào tim như vết sẹo không bao giờ lành. Với tôi, đó là cái năm mà đại dịch bùng phát – năm mà tôi mất mẹ.
Một số người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trình báo đã trở thành nạn nhân của một tin nhắn đe dọa tống tiền qua điện thoại với nội dung xưng là thám tử, thông báo đã thu thập thông tin đời tư, hình ảnh nhạy cảm, chứng cứ phạm tội và đe dọa sẽ tung lên
Huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm nhân Ngày hóa của Đức Thánh Tản (mùng 6 tháng 11 năm Giáp Thìn) và thực hiện Lễ đúc chuông đồng tại di tích Đền Trung, xã Minh Quang, vào ngày 6/12/2024.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng, vay vốn làm ăn của người dân tăng cao. Đây cũng là thời điểm mà các đối tượng “tín dụng đen” lợi dụng, tung các chiêu trò dụ dỗ người dân với phương thức mới, đó là chuyển sang cho vay thông qua các phần mềm, ứng d
Chiều 6/12, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bạc Liêu tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu qua các thời kỳ”.
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.