Tác động của dịch Covid-19 khiến nhiều kế hoạch bị đình trệ song các doanh nghiệp vẫn theo đuổi giấc mơ đưa xe Việt "xuất ngoại".
Dù sản lượng ôtô Việt xuất khẩu hiện rất nhỏ và tác động của dịch Covid-19 khiến nhiều kế hoạch bị đình trệ song các doanh nghiệp vẫn theo đuổi giấc mơ đưa xe Việt "xuất ngoại".
Vingroup đang hướng đến thị trường Lào thông qua một biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast (gọi tắt là VinFast) và Tập đoàn Phongsubthavy vào ngày 28-6, về việc xem xét khả năng phân phối các dòng ôtô VinFast tại đây.
Tìm đường ngách
Tại Lào, việc sử dụng ôtô gần như được phổ cập nhưng Phongsubthavy vẫn mong muốn triển khai một hệ thống đại lý phân phối xe VinFast, nhằm đa dạng hóa và tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Do đó, VinFast cam kết nếu Tập đoàn Phongsubthavy đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn về tài chính, nhân sự, doanh số bán hàng, triển vọng đầu tư..., tập đoàn hàng đầu tại Lào sẽ trở thành đối tác ưu tiên của VinFast trong các hoạt động mở rộng kinh doanh.
Trước đó, đầu năm 2021, VinFast giới thiệu 3 mẫu ôtô điện thông minh đầu tiên là VF e34, VF e35 và VF e36. Với tầm nhìn trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu, VinFast dự kiến bán các dòng ôtô điện của mình tại các thị trường quốc tế như Mỹ, Canada, châu Âu... trong năm 2022. Đây được cho là con đường "ngách" có nhiều cơ hội bởi dù chưa phổ biến nhưng xe điện sẽ là xu hướng trên toàn thế giới, nhất là tại Mỹ.
Năm 2020, Công ty CP Ôtô Trường Hải gây chú ý khi xuất khẩu sang Thái Lan - "cứ điểm" ôtô lớn của Đông Nam Á - hơn 1.400 xe nguyên chiếc các loại với kim ngạch gần 50 triệu USD.
Ford Việt Nam cũng xuất khẩu mẫu xe EcoSport, Transit và Tourneo sang một số thị trường trong khu vực. Năm 2020, doanh nghiệp (DN) này đầu tư thêm 82 triệu USD để nâng cấp nhà máy lắp ráp tại Hải Dương, từ đó nâng công suất từ 14.000 xe/năm lên 40.000 xe/năm.
Ông Andrea Cavallaro, Phó Chủ tịch phụ trách sản xuất Khối thị trường quốc tế của Ford Motor, cho biết quyết định đầu tư mở rộng sản xuất tại Việt Nam dựa trên nhu cầu ổn định và ngày càng tăng của người tiêu dùng nội địa, cũng như hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Chưa chính thức đưa xe Việt "xuất ngoại" nhưng Liên doanh Ôtô Hyundai Thành Công Việt Nam (gọi tắt là Hyundai Thành Công) cũng đang gấp rút chuẩn bị những điều kiện cần thiết, để sớm đạt mục tiêu xuất khẩu trong dài hạn.
Động thái rõ ràng nhất là DN này đã xây dựng nhà máy thứ hai với công suất 100.000 xe/năm tại Ninh Bình. Thực tế, các hãng xe Hàn Quốc đang muốn mở rộng thị trường tại Đông Nam Á, do mức độ tiêu thụ sản phẩm ở nhiều nước khu vực này còn yếu. Bởi vậy, đầu tư vào Việt Nam để vừa bán tại chỗ vừa xuất khẩu sang các nước trong khu vực một cách thuận tiện là tầm nhìn của nhiều hãng xe, trong đó có Hyundai.
"Mục tiêu của chúng tôi là cuối năm 2022 sẽ có 2 mẫu xe đạt tỷ lệ nội địa hóa 40%, từ đây đủ điều kiện để xuất khẩu. Mặc dù việc xuất khẩu cụ thể còn liên quan đến chiến lược toàn cầu của Hyundai, nhưng với chính sách thuế xuất khẩu như ở Việt Nam và lộ trình nội địa hóa của Hyundai Thành Công, cơ hội xuất khẩu là có", ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công, tự tin.
Bài toán dung lượng thị trường
Tuy nhiên, mục tiêu xuất khẩu xe chưa khi nào là dễ dàng đối với các DN trong nước.
Ông Phạm Văn Dũng, Tổng Giám đốc Ford Việt Nam, chỉ rõ DN sản xuất ôtô trong nước chưa đáp ứng được yếu tố cạnh tranh về giá do linh kiện, phụ kiện phần lớn vẫn còn phải nhập khẩu. Chỉ có một số linh kiện được sản xuất trong nước nhưng dung lượng sản xuất không đủ lớn để có mức giá tốt.
Theo Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công Lê Ngọc Đức, bài toán dung lượng thị trường ngày càng trở nên khó giải quyết bởi dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đến mục tiêu tăng dung lượng thị trường đi đôi với tăng tỷ lệ nội địa hóa. Ước tính sức mua mỗi năm tại thị trường Việt Nam tăng 15-20%, và đây là cơ sở để các DN sẽ xây dựng kế hoạch."Giá thành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước đang cao hơn các nước trong khu vực khoảng 20%. Nếu khoảng cách này giảm xuống dưới 10% thì mới có nhiều cơ hội xuất khẩu xe", ông Dũng tính toán.
Năm 2020, ngành ôtô may mắn giữ được đà tăng doanh số này nhờ chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ trong các tháng cuối năm. Nhưng năm nay, tình hình có thể khó khăn hơn, do chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ đã hết hạn trong khi dịch bệnh còn kéo dài.
"Nếu không có chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước, mục tiêu tăng dung lượng thị trường và tăng tỉ lệ nội địa hóa sẽ rất chậm hoàn thành, dù DN nào cũng nỗ lực hết sức. Với Hyundai Thành Công, lộ trình thực hiện mục tiêu chưa bị chậm lại nhưng phải đối mặt với áp lực rất lớn.
Áp lực đầu tiên là có thể phải bù đắp chi phí cho các đối tác là DN sản xuất, cung ứng linh phụ kiện để bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của họ trong tình huống dung lượng sản xuất thấp hơn cam kết", ông Lê Ngọc Đức nhìn nhận.
Ông Đặng Tiền Phương, Giám đốc điều hành hãng xe MG Việt Nam, cho biết kế hoạch sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam trong thời gian tới nhằm phục vụ tiêu thụ tại chỗ và hướng tới xuất khẩu còn phụ thuộc vào dung lượng thị trường, khả năng đáp ứng của DN phụ trợ cùng hệ thống chính sách hỗ trợ.
Mục tiêu 2.000 doanh nghiệp phụ trợ năm 2030
Ngày 6-8-2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP với nhiều chính sách hỗ trợ cho công nghiệp phụ trợ, chế biến, chế tạo. Nghị quyết đặt mục tiêu đến năm 2025, có khoảng 1.000 DN đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó DN trong nước chiếm khoảng 30%.
Đến năm 2030, tổng số DN đủ năng lực cung ứng tăng lên đến 2.000.
Để triển khai hiệu quả nghị quyết trên, Bộ Công thương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Bộ cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới.
15h25 chiều ngày 02.10.2018 đánh dấu mốc lịch sử khi xe hơi thương hiệu Việt lần đầu tiên sánh vai các cường quốc công nghiệp ô tô, trong triển lãm lớn nhất thế giới Paris Motor Show 2018. Hãng xe Việt Vinfast đã giới thiệu hai mẫu xe màu đỏ và xám đầu tiên sau 365 ngày kể từ bản vẽ để chính thức ra mắt tại triển lãm xe hơi hàng đầu thế giới.
VinFast đang trong giai đoạn cao điểm chuẩn bị khai trương những đại lý ô tô đầu tiên. Sự ra mắt chính thức của xe ô tô mang thương hiệu Việt đầu tiên liệu có ảnh hưởng mạnh đến thị trường ô tô Việt Nam…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã có buổi tiếp xúc, lắng nghe và trả lời ý kiến nghị cử tri tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) sẽ áp dụng thí điểm thu phí đỗ ôtô bằng công nghệ RFID tại ba tuyến đường trung tâm như Hai Bà Trưng, Lê Lai, quận 1 và Phạm Hữu Chí, quận 5 thay cho ứng dụng trước đó.
Chúng ta đều biết rằng, từ ngàn đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với hình ảnh “công, dung, ngôn, hạnh” - tứ đức làm nên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Họ là những người tần tảo lo toan cho gia đình, gánh vác cơm áo gạo tiền, là c
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Đề xuất mới của Bộ Tài chính đưa nước giải khát (NGK) có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, đang được lấy ý kiến rộng rãi. Các chuyên gia cho rằng, cơ sở khoa học của đề xuất này còn nhiều điểm cần phải xem xét.
Ngày 18/7, Phòng Kỹ thuật – Hậu cần Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bình Thuận đã trao căn nhà “Tình nghĩa Quân – Dân” cho gia đình ông Trương Văn Tám (SN 1940) ngụ tại thôn Xuân Điền, xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Đảo Cò Chi Lăng Nam là danh lam thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia, ở xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Đây được xem là thiên đường của hàng vạn cá thể cò, vạc, chim nước, trong đó nhiều loài quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Thoạt nhìn cứ nghĩ là ao hồ nước đọng, tuy nhiên khi hỏi người dân địa phương mới biết rõ đó là hệ lụy của nạn “đất tặc” để lại. Những hố nước sâu hoáy đến 3-4 mét có đường kính chừng 8-10m đã làm biến dạng nhiều mặt nền đất ở Phú Quốc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ cùng các Bộ, ngành khẩn trương ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.
Cục Cảnh sát giao thông, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an tỉnh Hà Giang tập trung lực lượng, phương tiện khẩn trương, quyết liệt tổ chức công tác tìm kiếm cứu nạn, đưa các nạn nhân đi cấp cứu trong vụ sạt lở đất tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Mưa lớn, sạt lở đất ngày 12-13/7 tại tỉnh Hà Giang đã gây thiệt hại làm 11 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương, ước tính thiệt hại về kinh tế là 6,5 tỷ đồng.
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội thông tin, tính đến hết ngày 04/7/2024, đã yêu cầu 16.479 cơ sở nhà trọ dừng hoạt động, 100% chủ đầu tư ký cam kết thực hiện.
Tổ hợp khoáng nóng Mori Onsen & Spa tại Ecopark phục vụ nhu cầu bể tắm khoáng riêng biệt cho gia đình, nhóm bạn bè, người thân có nhu cầu không gian riêng. Sau trải nghiệm tắm khoáng, cư dân và du khách còn có thể trải nghiệm ẩm thực chuẩn Nhật được chế biến bởi các đầu bếp tay nghề cao, chuyên phục vụ tại các khách sạn 5 sao.
Với tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh tại Việt Nam, nhiều vấn đề nảy sinh xoay quanh việc chăm sóc, tạo dựng một môi trường an toàn, tốt đẹp để người cao tuổi có thể yên tâm thụ hưởng sau những năm tháng dài lao động.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.