Tại kỳ họp lần thứ 17, ông Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND thành phố, đã trình bày các tờ trình của UBND TPHCM tới các đại biểu.
Trong đó, UBND thành phố đã xin chủ trương đầu tư dự án xây dựng kiên cố tuyến kè Thanh Đa đoạn 1.1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Bình Thạnh làm chủ đầu tư với tổng vốn thực hiện hơn 651 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Giai đoạn 2021-2025, cần hơn 497 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030, cần gần 154 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2024 đến 2027.
Việc triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình kẻ kiên cố nhằm nhanh chóng khắc phục tỉnh trạng sụt lún, sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm nhằm đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống cho người dân khu vực, kết hợp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông (đường thủy, đường bộ), kết hợp chính trang đô thị, cải tạo môi trường, cảnh quan khu vực theo quy hoạch.
Theo báo cáo của Sở GTVT, công trình bờ kè Thanh Đa đoạn 1.1 hiện hữu được xây dựng từ năm 2007, hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2008 với chiều dài 478m.
Công trình được xây dựng với quy mô kè mền, mái nghiêng lát viên bê tông đúc sẵn trên nền đất đắp và thảm đá để gia cố lòng sông.
Đến nay, qua thời gian khai thác dài (trên 15 năm), kết cấu và vật liệu đã lão hóa, giảm khả năng liên kết và dễ bị ảnh hưởng khi có tác động tiêu cực từ bên ngoài (sống, dòng chảy, chế độ triều, gia tăng tải trọng do xây dựng...) làm cho công trình kẻ bị sụt lún, chuyển vị nghiêng về phía sông.
Bờ kè Thanh Đa sụt lún gây nguy hiểm cho các hộ dân sinh sống tại đây - Ảnh: tphcm.chinhphu.vn |
Đặc biệt khu vực bờ sông cách cầu Kinh khoảng 50 mét về phía hạ lưu, khoảng 200 mét bị sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, kè bị hư hỏng nặng, nhiều nhà dân sinh sống sát bờ sông bị lún, nứt, nghiêng về hướng sông. Để đảm bảo an toàn tính mạng người dân, UBND quận Bình Thạnh đã di dời khẩn cấp 13 hộ dân.
Theo phương án trình thành phố, đoạn kè sẽ được làm lại trụ, khung lan can bảo vệ, tường chắn bêtông cốt thép.
Chân kè được gia cố bằng thảm đá chặn chân mái kè chống xói lở. Đoạn kè cũng được làm lại hệ hống thoát nước, bố trí cống ngang thoát nước từ phía nhà dân ra sông, có cửa van một chiều ngăn triều.
Cùng với đoạn kè, đường D9 tiếp giáp sau kè, dài gần 500 mét, rộng 16 mét cũng được đầu tư, sửa chữa. Hai hạng mục này có chi phí đầu tư 651 tỷ đồng tính cả phần giải phóng mặt bằng, thực hiện ở giai đoạn 2024-2027.