Với cương vị là Chủ tịch HĐQT của một công ty, Tiến sĩ Mai Huy Tân luôn giúp đỡ, dạy miễn phí cho người trẻ khởi nghiệp.
Biến rơm rạ, trấu thành vật liệu xây dựng
Vừa qua, Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tìm giải pháp cho nông dân khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP”.
|
Tiến sĩ Mai Huy Tân - ông chủ thương hiệu xúc xích Đức Việt trước đây là nhà toán học (Ảnh do nhân vật cung cấp). |
Tại Hội thảo, tiến sĩ toán học (TS) Mai Huy Tân đã đưa ra những ứng dụng khoa học nhằm giải quyết triệt để các loại chất thải nông nghiệp. Ứng dụng này đã tạo ra những sản phẩm vô cùng giá trị, không chỉ có ý nghĩa trong và ngoài nước mà còn còn giúp nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thị trường Quốc tế.
Cùng với sự phát triển xanh bền vững nông nghiệp Việt Nam gắn với công nghiệp chế biến, áp dụng những kiến thức khoa học vào thực tiễn, TS Tân đã thu được nhiều sản có giá trị bắt nguồn từ nông sản như bột cám siêu mịn làm nguyên liệu cho dược phẩm, mỹ phẩm; viên năng lượng sinh học biopellet; than sinh học biocarbon; phân hữu cơ vi sinh; vật liệu xây dựng tấm lớn cách nhiệt, cách điện siêu nhẹ…
“Sau mỗi mùa gặt, người dân đốt rơm rạ sẽ thải ra khói bụi và khí các-bon làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe của con người. Nhằm góp phần chống biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính, tạo môi trường trong sạch, tôi đã đưa công nghệ từ Cộng hòa Đức vào Việt Nam.
Đó là những công nghệ chế giúp biến rơm rạ và vỏ trấu thành nguyên - vật liệu trong xây dựng. Loại vật liệu này có hai tính năng cơ bản: siêu nhẹ và siêu cách điện. Nhiều sản phẩm này đã được bạn hàng người Đức đặt hàng và sử dụng” - ông Tân trình bày tham luận của mình tại Hội thảo.
Những trăn trở của Tiến sĩ – doanh nhân Mai Huy Tân
Tiến sĩ Tân luôn trăn trở, khi Việt Nam tham gia Hiệp định TPP thì nông nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức rấn lớn.
“Để cạnh tranh với các nước có nền khoa học tân tiến và hiện đại thì nông dân Việt Nam phải đưa ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt. Có như vậy, nông dân Việt Nam mới tìm được chỗ đứng cho mình để tồn tại và phát triển” – TS Mai Huy Tân khẳng định.
Trả lời câu hỏi làm thế nào để sản xuất, cũng như việc quảng bá sản phẩm này tới nhiều quốc gia trên thế giới, TS Mai Huy Tân nhấn mạnh: “Rơm, rạ thực sự là nguồn nguyên liệu vô tận. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; năng xuất lao động thấp. Thông qua Hội thảo, tôi đề nghị và đưa các để xuất cần có quy hoạch lâu dài về đất đai...”.
|
Tiến sĩ Mai Huy Tân trao đổi với phóng viên bên lề Hội thảo. |
“Nhà nước cần xem xét miễn giảm thuế cho nông dân và các nhà đầu tư, đặc biệt là triển khai xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu nông sản sạch, marketing trong nước và quốc tế. Bênh cạnh đó, cần hỗ trợ để tránh tình trạng nông dân làm việc thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, thiếu sự hướng dẫn” - TS Mai Huy Tân nhấn mạnh.
Nhận được thắc mắc từ phóng viên về việc tại sao từ một tiến sĩ toán học lại chuyển sang kinh doanh và khởi nghiệp lúc 51 tuổi, TS Tân bộc bạch: “Với tôi, khỏi nghiệp không bao giờ là muộn. Tôi làm kinh doanh vì yêu thích và đam mê”.
Không chỉ đam mê với những kiến thức khoa học, TS. Mai Huy Tân còn luôn sẵn lòng giúp đỡ, dạy miễn phí cho người trẻ khỏi nghiệp. Hiện tại, TS. Mai Huy Tân đang là Giám đốc Công ty nhịp cầu Đức Việt.
Viên năng lượng sinh học (biopellet) được sản xuất từ dây chuyền thiết bị băm nhỏ và nén cường độ cao khiến cho trọng lượng riêng đạt được 1,2 gr/cm3, nhiệt trị đạt từ 3.760-4100 Cal/kg. Theo tính toán, 2,1 tấn biopellet từ rơm có thể thay thế được 1 tấn dầu sưởi hoặc 1 tấn than đá. Sử dụng 1 tấn nhiên liệu biopellet sẽ giảm phát thải khoảng 1 tấn CO2, góp phần chống biến đổi khí hậu. Biopellet là chất đốt sinh học để sản xuất năng lượng, hơi đốt công nghiệp, sưởi ấm, thay thế cho nhiên liệu hoá thạch (than, dầu mỏ, khí đốt). Viên biopellet còn có thể dùng làm chất độn lót chuồng cho động vật cảnh nuôi trong nhà hoặc gia súc, gia cầm; giúp giữ gìn chuồng trại sạch sẽ, ít mùi, giảm chi phí vệ sinh chuồng trại... |