Hà Nội 19 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 20 °C
Đà Nẵng 24 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 19°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 20°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 24°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

Thành tựu đối ngoại - ngoại giao tạo đà cho vị thế Việt Nam vững bước trong Kỷ nguyên Xuân

Hoạt động tư pháp
30/01/2025 12:24
Hoàng Thư
aa
Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một “điểm sáng” hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa năm qua là kết tinh nỗ lực, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, trong đó có đóng góp tích cực từ công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động.
Thành tựu đối ngoại - ngoại giao tạo đà cho vị thế Việt Nam vững bước trong Kỷ nguyên Xuân

Việt Nam tiếp tục nổi lên là “điểm sáng” hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

Góp phần hình thành thế chân kiềng bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Bức tranh đối ngoại - ngoại giao Việt Nam năm 2024 có nhiều dấu ấn nổi bật. Theo đó, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam ngày càng năng động, sáng tạo và chủ động hơn. Trong năm 2024, các hoạt động đối ngoại, nhất là đối ngoại cấp cao, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục và tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng. Các lãnh đạo chủ chốt đã tiến hành tổng cộng 59 hoạt động đối ngoại, trong đó có 21 chuyến thăm tới các nước và tham dự các hội nghị đa phương; đón 25 đoàn lãnh đạo các nước thăm Việt Nam. Ta cũng đẩy mạnh triển khai các thỏa thuận, cam kết quốc tế, cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ được nâng cấp, ký kết mới hơn 170 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực ta có nhu cầu và lợi ích.

Thành tựu đối ngoại - ngoại giao tạo đà cho vị thế Việt Nam vững bước trong Kỷ nguyên Xuân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Brasil Luiz Inácio Lula da Silva trước hội đàm trong chuyến thăm chính thức Brasil và dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tháng 11/2024.

Trong năm 2024, ta đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với các đối tác lớn như Australia, Pháp, Malaysia, nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược với Brail, thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Mông Cổ, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE)…, qua đó tạo dựng khuôn khổ quan hệ với 32 đối tác hàng đầu, bao gồm các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Malawi, chúng ta đã chính thức có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước châu Phi, nâng các nước có quan hệ ngoại giao lên 194 nước, đưa hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, mang tính chiến lược, ổn định và lâu dài.

“Có thể thấy bạn bè quốc tế ngày càng coi trọng, đánh giá cao, mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trước những biến động lớn trên thế giới, quốc phòng - an ninh - đối ngoại đã thực sự hình thành thế chân kiềng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Ngoại giao đã cùng các lực lượng duy trì đường biên giới hòa bình, ổn định, biển đảo, an ninh quốc gia, đạt nhiều tiến triển quan trọng trong đàm phán với các nước, xử lý hài hòa các vấn đề còn tồn tại, thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982…

Trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín và có nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng quốc tế. Trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN, AIPA, Liên Hợp quốc, APEC, Tiểu vùng Mekong, G20, G7, BRICS, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ, OECD, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là bên đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào những ý tưởng, sáng kiến được nhiều nước đón nhận và hưởng ứng.

Đặc biệt, việc Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua Công ước Liên Hợp quốc về chống tội phạm mạng vào ngày 24/12/2024 và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước trong năm 2025 (Công ước sẽ có tên gọi là “Công ước Hà Nội”), đánh dấu một mốc mới trong công tác hội nhập pháp lý quốc tế nói riêng và đối ngoại đa phương của Việt Nam nói chung, khẳng định Việt Nam là đối tác tích cực, tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Công ước Hà Nội gồm 9 chương và 71 điều, là thành quả xứng đáng sau gần 5 năm Việt Nam cùng các quốc gia thành viên Liên Hợp quốc khác nỗ lực đàm phán không mệt mỏi. Với tư cách là văn kiện đầu tiên về tội phạm xuyên quốc gia được thông qua trong khuôn khổ Liên Hợp quốc sau 20 năm, Công ước này đã mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia với nhiều ý nghĩa quan trọng.

Thành tựu đối ngoại - ngoại giao tạo đà cho vị thế Việt Nam vững bước trong Kỷ nguyên Xuân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Ishiba Shigeru trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 12 năm 2024- Ảnh TTXVN

Không những vậy, thế và lực của đất nước không ngừng được nâng cao từ sự cộng hưởng hiệu quả của các mảng công tác đối ngoại như thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân. Ngoại giao đã góp phần vận động thành công UNESCO ghi danh thêm 6 danh hiệu/di sản, nâng tổng số danh hiệu UNESCO lên 71, tạo một nguồn lực mới cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương một cách bền vững.

Ngoại giao kinh tế đóng vai trò trung tâm của nền ngoại giao trong kỷ nguyên mới

Xác định rõ vai trò trung tâm của nền ngoại giao trong kỷ nguyên mới, ngoại giao kinh tế đã góp phần quan trọng tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. Các động lực tăng trưởng truyền thống về thương mại, đầu tư, du lịch, lao động được làm mới, sâu sắc hơn, hiệu quả hơn, nhất là với các thị trường lớn, các đối tác đầu tư chủ chốt truyền thống ở Đông Bắc Á, châu Mỹ, mở lối đột phá vào thị trường Trung Đông, châu Phi… Nội hàm kinh tế ngày càng chiếm số lớn trong các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp, qua đó kết nối, tranh thủ các đối tác như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Với cách làm mới, chúng ta đã khai thác hiệu quả 17 FTA với trên 60 đối tác, tháo gỡ các rào cản thị trường, qua đó góp phần phục hồi xuất khẩu, đưa kim ngạch thương mại dự kiến trong năm 2024 đạt con số kỷ lục khoảng 800 tỷ USD; đón bắt làn sóng chuyển dịch đầu tư, đưa Việt Nam tiếp tục là một trong những nước tiếp nhận FDI lớn nhất trên thế giới; khai thác hiệu quả lợi ích của các cam kết, thỏa thuận quốc tế; thúc đẩy các thành viên EU phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA); tìm kiếm, mở ra thị trường mới như sản phẩm Halal cho xuất khẩu của Việt Nam. Chúng ta đón hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 11 tháng đầu năm, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu cho thấy Việt Nam tiếp tục là điểm đến ngày càng hấp dẫn với các đối tác, nhà đầu tư và du khách nước ngoài.

Đồng thời, ngoại giao kinh tế cũng thúc đẩy các động lực mới, nhất là ngoại giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, hợp tác bán dẫn… với các đối tác chủ chốt, các tập đoàn lớn, qua đó kết nối, tranh thủ các đối tác trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo… Thu hút đầu tư chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ mới, nhất là các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, góp phần hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo về AI, thiết kế chip, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, tranh thủ thời cơ của Cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo đột phá, thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước đến 2030 và 2045.

Thành tựu đối ngoại - ngoại giao tạo đà cho vị thế Việt Nam vững bước trong Kỷ nguyên Xuân

Phó Thủ tướng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Ảnh BNG.

Đánh giá riêng về ngoại giao kinh tế, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định, các hoạt động ngoại giao kinh tế và kinh tế đối ngoại đã thực sự tạo động lực cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn sau COVID-19 đến nay. Theo ông, nếu nhìn lại bài học của các nước đi trước, của các “con rồng, con hổ” châu Á thì trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trọng tâm của ngoại giao kinh tế là làm thế nào đưa đất nước vào vị thế tối ưu trong các xu hướng, trào lưu phát triển chính của thế giới, qua đó mở rộng không gian phát triển và kiến tạo những cơ hội mới cho các đột phá chiến lược của đất nước.

Nhằm tận dụng tốt những thời cơ trong và ngoài nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng, chúng ta cần nhận thức sâu sắc rằng để đi vào kỷ nguyên mới, công tác ngoại giao kinh tế cần tiếp tục phát huy vai trò phục vụ doanh nghiệp, người dân và địa phương trên tinh thần hiệu quả hơn, sâu sắc hơn, thực chất hơn, tư duy nhạy bén, sáng tạo hơn.

Để làm được điều đó, một mặt ngoại giao kinh tế sẽ phải tiếp tục tận dụng tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống như xuất khẩu, đầu tư, du lịch… Theo đó, khai thác tối đa lợi ích của các hiệp định thương mại tư do, đầu tư hiện có, nhất là những thị trường, lĩnh vực còn chưa được khai thác; khai mở các nguồn đầu tư, tài chính mới, thị trường mới, nhất là những nguồn lực từ các khu vực như Trung Đông, Mỹ Latinh hay từ các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư lớn; giải quyết những dự án lớn tồn đọng, từ đó tạo đòn bẩy thu hút dự án mới; tiếp tục rà soát, đôn đốc triển khai các cam kết thỏa thuận quốc tế; cụ thể hóa các khuôn khổ quan hệ vừa được nâng cấp với các đối tác thành các chương trình, dự án hợp tác kinh tế thiết thực, hiệu quả.

Mặt khác, để tạo đột phá thì cần phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đột phá vào những lĩnh vực mới như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh và chỉ đạo. Vì thế, trọng tâm của ngoại giao kinh tế thời gian qua và tới đây sẽ là nhận diện và tranh thủ cơ hội từ những xu hướng mới đang định hình kinh tế thế giới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; tạo lập được sự hợp tác sâu rộng với các trung tâm đổi mới sáng tạo của thế giới, bao gồm cả các quốc gia và doanh nghiệp, trong các lĩnh vực mang tính đột phá như công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, lượng tử.

Các thỏa thuận hợp tác với Nvidia và các tập đoàn công nghệ số gần đây là một ví dụ; xác lập vị thế trong chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất đang định hình, biến Việt Nam thành một mắt xích bền vững, quan trọng, có vị trí ngày càng cao; thúc đẩy các hoạt động ngoại giao chuyên sâu, chuyên ngành như ngoại giao công nghệ, ngoại giao khí hậu, ngoại giao nông nghiệp, ngoại giao hạ tầng, ngoại giao kinh tế số… phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian tới./.

Mới nhất
Đọc nhiều
Công an Bình Dương phong tỏa ngôi nhà có 2 người chết bất thường

Công an Bình Dương phong tỏa ngôi nhà có 2 người chết bất thường

Lực lượng công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng cơ quan chức năng phong toả hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng vụ phát hiện 2 người chết trong ngôi nhà tại KP. An Hòa, P. Hòa Lợi, TP. Bến Cát.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại Sơn La

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại Sơn La

Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong xảy ra trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Bình Dương: Tổ chức Đại hội điểm Cháu ngoan Bác Hồ

Bình Dương: Tổ chức Đại hội điểm Cháu ngoan Bác Hồ

Ngày 21/2, tại TP. Dĩ An đã diễn ra Phiên trọng thể Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ thành phố Dĩ An, lần thứ XII với chủ đề “Thiếu nhi Dĩ An – Tự hào truyền thống, tiếp bước cha anh – Xứng danh mầm non của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Tin bài khác
Hà Nam tổ chức thành công Đại hội điểm cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030

Hà Nam tổ chức thành công Đại hội điểm cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030

Trong 2 ngày 20 và 21/02/2025, Đảng bộ xã Xuân Khê long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị đầu tiên được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Nam, Huyện uỷ Lý Nhân lựa chọn tổ chức Đại hội điểm tiến tới tổ chức Đại hội cấp cơ sở Đảng bộ tỉnh Hà Nam.
Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương nhiệm kỳ 2025 - 2030

Trong hai ngày 20 - 21/2, Đảng bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đảng bộ cơ sở đầu tiên (thuộc BĐBP tỉnh An Giang) tổ chức Đại hội điểm để các chi bộ, đảng bộ cơ sở còn lại rút kinh nghiệm.
Đảng ủy Vùng Cảnh biển 4 tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, tháng 01/2025

Đảng ủy Vùng Cảnh biển 4 tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, tháng 01/2025

Chiều ngày 21/02/2025, tại Phú Quốc, Kiên Giang, Đảng ủy Vùng Cảnh biển 4 tổ chức Hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tháng 01 năm 2025 cho cán bộ, đảng viên khối cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng và các đơn vị đóng quân tại Phú Quốc. Đại tá Nguyễn Thái Dương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng chủ trì hội nghị.
Chương trình “Gặp gỡ đầu Xuân 2025” giữa Bí thư 4 tỉnh của Việt Nam và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Chương trình “Gặp gỡ đầu Xuân 2025” giữa Bí thư 4 tỉnh của Việt Nam và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Đây là hoạt động ngoại giao cấp địa phương được tổ chức thường niên nhằm triển khai, cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc .
Sóc Trăng: 30 cán bộ công an có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi

Sóc Trăng: 30 cán bộ công an có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi

Sáng ngày 21/02, Công an tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ. Đại tá Trần Văn Dương, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ cùng dự có Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu.
Tiền Giang: Công bố thành lập và trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các sở

Tiền Giang: Công bố thành lập và trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo các sở

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang vừa công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ.
Biên phòng tỉnh An Giang công bố, trao 13 quyết định về công tác cán bộ

Biên phòng tỉnh An Giang công bố, trao 13 quyết định về công tác cán bộ

Chiều 20/2, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định về công tác cán bộ. Đại tá Trần Quốc Khánh, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì.
Đảng bộ bộ phận Hải đội 512 Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030

Đảng bộ bộ phận Hải đội 512 Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 19/2, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Đảng bộ bộ phận Hải đội 512, Lữ đoàn 127, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đảng bộ được Thường vụ Đảng ủy Vùng 5 Hải quân chỉ đạo đại hội làm trước để rút kinh nghiệm trong toàn Vùng. Chuẩn Đô đốc Nguyễn Hữu Thoan, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng dự và chỉ đạo.
An Giang: Thông qua 12 nghị quyết liên quan chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy

An Giang: Thông qua 12 nghị quyết liên quan chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều 19/2, Thường trực HĐND tỉnh An Giang đã tổ chức kỳ họp thứ 27 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Kỳ họp thảo luận và thông qua các nội dung quan trọng liên quan đến công tác tổ chức bộ máy tại địa phương.
Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tổ chức “Phiên tòa giả định”

Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Trường THPT Nguyễn Gia Thiều tổ chức “Phiên tòa giả định”

Ngày 19/2, Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên, Hà Nội) tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật với mô hình “Phiên tòa giả định” về tội “Đánh bạc”, “Tổ chức đánh bạc” cho toàn thể học sinh tại trường.
cong nhan tp phu quoc la do thi loai i truc thuoc tinh kien giang

Công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc công nhận TP Phú Quốc là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.