Nằm trên đường phân ranh Âu - Á, hồ khổng lồ Caspi (được gọi là biển) chứa một trữ lượng “vàng đen” khổng lồ - một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Liên Xô, là nguồn nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp và cũng là nhiên liệu của nhiều phương tiện giao thông và máy móc khác.
Tại mọi thời điểm xây dựng và phát triển, một trong những nhiệm vụ chính của chính phủ Liên Xô là củng cố nền kinh tế, vốn được coi là ưu việt hơn chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu này, nhiều dự án quy mô lớn đã được đề xuất, một số trong số đó không chỉ ảnh hưởng đến các lĩnh vực công nghiệp, mà cả khí hậu và tự nhiên, ví dụ dự án tát cạn Biển Caspi để có được nguồn dầu thô mới.
Lãnh tụ Liên Xô Stalin từng nghĩ đến việc tát cạn biển Caspi (Nguồn: rosbalt.ru)
Năm 1949, giếng dầu đầu tiên của Liên Xô ở ngoài khơi Caspi cách bờ biển 40km đã được khoan. Caspian khi đó là vùng khai thác dầu chính của Liên Xô (các mỏ dầu ở Tây Siberia chưa được phát hiện). Người ta đã nghĩ đến việc thành lập một thành phố trên biển từ những ngôi nhà sàn bằng thép có tên là “Đá dầu”. Tuy nhiên, việc xây dựng cầu vượt từ đất liền đến thành phố này rất tốn kém, kỹ thuật và thiết bị xây dựng của chỉ đáp ứng được cho việc thi công ở vùng nước nông.
Năm 1952, Stalin quyết định tăng cường sản lượng dầu khai thác tại vùng biển Caspian. Cùng với Stalin, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn, các người quản lý… đã thảo luận về khả năng thực hiện của nó, tính đến cả nước sông và nước mưa... Theo dự án, nước sông Volga sẽ đưa về Bắc Kazakhstan, nước sông Terek sẽ được chuyển đến thảo nguyên Kalmykia và sông Kura sẽ bị ngăn lại.
Khi xem xét các dự án, đã có những người phản đối việc tát cạn biển Caspian. Chẳng hạn, Mikoyan lập luận rằng, sự biến mất của biển sẽ ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp ở Kazakhstan, nguồn trứng cá đen được xuất khẩu ra nước ngoài để thu ngoại tệ sẽ không còn nữa. Nhưng Stalin tại thời điểm đó quan tâm đến lợi ích vật chất từ khai thác dầu mỏ hơn là từ thương mại thông thường.
Nhà lãnh đạo Liên Xô muốn tát cạn Caspi để khai thác dầu (Nguồn: e-history.kz)
Các phép tính
Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin chỉ thị thực hiện việc tính toán và phân tích toàn diện vấn đề. Theo các tính toán ban đầu, sẽ mất ít nhất 15 năm để thực hiện các dự án và sẽ phải tốn rất nhiều tiền của. Chỉ riêng thay đổi dòng chảy sông Volga và Terek, cũng như việc ngăn sông Kura, đã tiêu tốn của Liên bang 8-9 tỷ Rúp. Và đối với việc bom cạn lượng nước biển, vốn thường xuyên được bổ sung bởi mưa, sẽ mất ít nhất 16-17 năm.
Đây là một yếu tố cân não đối với nhà lãnh đạo Stalin, và ông quyết định từ bỏ các ý tưởng đó. Nếu không vì điều này, các dự án dưới thời Stalin có thể đã gây ra hậu quả tai hại, theo các nhà thủy văn học, bao gồm cả sự thay đổi khí hậu rõ rệt ở nước này và khu vực.
Chân dung nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin (Nguồn: sharknews.ru).
Trên thực tế, các dự án chinh phục biển Caspian đã xuất hiện khi việc khai thác dầu ở đó bắt đầu, từ cuối thế kỷ 19, dưới thời Đế chế Nga. Năm 1906, một cuộc thi các dự án làm cạn Caspi đã được công bố. Năm 1909-1912, một con đập rào bằng đá đã được xây dựng và việc san lấp khu vực có hàng rào bắt đầu, diện tích ngập khoảng 300 ha. Cuộc nội chiến đã làm gián đoạn các công trình này, nhưng chúng một lần nữa được hồi sinh sau khi chính quyền Xô viết tại Azerbaijan được thành lập và cũng cố vào năm 1927.
Và sau khi Stalin qua đời, vào năm 1954, kế hoạch Malenkov-Khrushchev với ý tưởng chuyển nước các con sông phía bắc về Biển Caspian, trong đó một nửa dành cho việc tưới tiêu vùng thảo nguyên khô cằn và bán hoang mạc của miền bắc Kazakhstan, cũng đã được đề xuất. Nhưng may mắn, đã có những người thông minh và sáng suốt không cho phép các kế hoạch táo bạo thay đổi tự nhiên và khí hậu đó trở thành hiện thực. Nếu không, mọi thứ có thể đã kết thúc theo cách tồi tệ nhất./.
Công an tỉnh Nam Định vừa tổ chức tiêu huỷ số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thu giữ qua các cuộc vận động toàn dân giao nộp và tiếp nhận của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện vụ việc một nhóm đối tượng người nước ngoài có hành vi xuất, nhập cảnh trái phép và vận chuyển, tàng trữ vũ khí quân dụng với số lượng lớn qua biên giới.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Cục Quản lý Dược vừa ban hành Công văn và thông báo tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra, xử lý, truy tìm nguồn gốc thuốc giả Nexium 40mg.
Đồng Nai và TP. Biên Hòa vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch hàng loạt khu đô thị lớn, tạo cơ sở pháp lý và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đô thị ven sông, kết nối TP.HCM.
Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chỉ ra 5 xu hướng diễn biến mới của tình hình tội phạm ma túy trong thời gian gần đây.
Tối 15/6, Gala “Đẹp và Chất" đã đưa cán bộ nhân viên ROX Group và khách mời đi qua hành trình đầy cảm xúc từ những khoảnh khắc đẹp nhất trong mùa ROXMei 2025.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.