e magazine
Rơi nước mắt trước món quà đặc biệt của học trò nơi rẻo cao

20/11/2023 08:30

Để bày tỏ tình cảm với thầy, cô giáo, học sinh (HS) nơi rẻo cao đã chuẩn bị những món quà đặc biệt, khiến giáo viên (GV) cảm động rơi nước mắt.

ANH COVER

Đối với những HS ở thành thị, việc chọn mua những bông hoa, món quà khá dễ dàng khi các cửa hàng bày bán khắp nơi. Nhưng với học trò ở miền cao lại khác, bó hoa hay món quà gửi tặng thầy, cô trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sẽ do HS tự tay chuẩn bị, thân thương mà ý nghĩa vô cùng.

Ở nơi điều kiện còn khó khăn như vậy, thầy trò luôn dành cho nhau những tình cảm thương mến, còn gì trân quý hơn!

txxt1

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, khắp phố xá đều ngập tràn hoa tươi, quà đẹp để tặng GV. Nhưng ít ai biết rằng, ở chốn miền núi rẻo cao thì thầy, cô giáo đã xúc động đến mức rơi nước mắt khi được học trò tặng những món quà "đặc biệt", vô cùng bình dị để thể hiện sự kính trọng, quý mến và biết ơn. Những món quà đó vừa thân thương, mộc mạc, vừa chân thành, ý nghĩa khiến ai cũng không khỏi nghẹn ngào, xúc động.

ANH SO 1

Thầy Nguyễn Thế Tài - Hiệu trưởng trường TH&THCS Cao Sơn (Bá Thước, Thanh Hóa) xúc động, bằng tất cả sự chân thành, kính trọng GV, món quà HS tặng các GV nhân ngày 20/11 chủ yếu là sản vật sẵn có ở địa phương như quả su su, cam, quýt, rau cải, súp lơ; Có năm thì GV được tặng vài con chuột rừng gác bếp, bó hoa - khóm lan rừng, hay vài con cua đá…

Về công tác tại ngôi trường này được khoảng hơn 3 năm nhưng thầy Tài vẫn nhớ như in kỷ niệm học trò tặng quà vào ngày Nhà giáo. Thầy Tài kể: "Năm đó, có một em HS lấp ló ngoài hè, một tay xách 3 con cua đá, một tay xách vài quả quýt, khi thấy tôi vừa bước ra cửa thì em nhanh nhảu đưa quà và nói em tặng thầy nhân ngày 20/11. Lúc đó, tôi đưa tay đónnhận mấy quả quýt, và nói HS đem cua về nấu nhưng HS lắc đầu. Cảm động quá, tôi rơi nước mắt lúc nào không hay".

Anh so 2

Trước tấm lòng thơm thảo của HS và sự tin tưởng của bà con vùng cao nơi đây, thầy Nguyễn Thế Tài hứa cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong công tác dạy và quản lý, để làm sao cho các em HS được học tập, được tiếp cận với phương pháp và cách thức tổ chức hiện đại của GV cũng như được tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại.

Muốn được như vậy, theo thầy Tài, GV của trường phải cố gắng tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức trong công tác dạy học cũng như công tác quản lý. Ngoài ra, GV còn phải cố gắng xây dựng nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy để bà con yên tâm gửi gắm con vào học tập, là nơi thật sự cần thiết để dạy dỗ các em HS vùng cao khó khăn, trở thành người công dân có ích cho quê hương, đất nước.

Hằng năm, vào ngày 20/11, trường TH&THCS Cao Sơn đều phát động các phong trào cho các em HS như thi đua vở sạch chữ đẹp, thì đua đạt nhiều điểm tốt; Thi trang trí lớp, trồng và chăm sóc rau xanh, thi văn nghệ múa hát về thầy cô giáo...

ANH SO 3

Theo Hiệu trưởng Nguyễn Thế Tài, khoảng 3 năm trở lại đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, nhà trường cũng đã có những thay đổi đáng kể về khuôn viên trường lớp được tu sửa, lắp ghép thêm phòng học mới, có điện tới toàn bộ các phòng học, nhiều lớp đã được lắp đặt tivi, máy chiếu, có phòng máy tính để các em HS được học tập môn Tin học,.... Hiện, trường TH&THCS Cao Sơn có 9 lớp từ lớp 1 tới lớp 9 với tổng số 125 HS; 16 cán bộ, GV, nhân viên.

Vượt lên trên mọi khó khăn, thiếu thốn, các thầy giáo tại trường TH&THCS Cao Sơn vẫn ngày ngày thầm lặng gieo con chữ cho các em HS chỉ với một hy vọng, một nỗi niềm đau đáu là rồi đây, HS sẽ không có ai mù chữ. Để sau này, chính các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, xây dựng bản làng, quê hương mình ngày thêm giàu mạnh.

ANH SO 4

Với 26 năm đứng trên bục giảng, cô Triệu Thị Sâm - GV trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hùng Lợi 1 - xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang cũng như các GV nơi đây đều được tặng những bông hoa rừng, những củ khoai, gạo nương… vào ngày Hiến chương 20/11. Đây là món quà rất mộc mạc và ý nghĩa của các em HS gửi tặng các thầy cô.

"Về công tác tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hùng Lợi 1 đã 4 năm nhưng tôi nhớ những ngày tháng 11 mưa dầm gió bấc, các em HS gùi sách vở, gạo, sắn… lên ăn ngủ cùng cô. Tình cảm của HS nơi đây dành cho tôi cũng như các GV khác rất chân chất và mộc mạc. Vậy nên, tôi sẽ luôn lưu giữ mãi kỷ niệm này" – cô Sâm bày tỏ.

Được biết, mỗi năm vào dịp 20/11, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hùng Lợi thường tổ chức lễ mít tinh chào mừng kỷ niệm. Đây là ngôi trường nằm trên địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Sơn nên HS rất khó khăn trong việc đi lại khó khăn trong việc đi lại. Tại đây, 100% HS trong trường thuộc dân tộc thiểu số nên các em rất nhút nhát trong việc giao tiếp.

Anh so 5

Nhiều GV vùng cao, vùng khó khăn chia sẻ về thứ mà các họ nhận được trong ngày Nhà giáo là lời chúc cùng món quà "cây nhà lá vườn". Các GV cho rằng, đó chính là món quà vô giá, tình cảm chân thành của HS, xứng đáng được nâng niu và trân trọng, tuy nghèo vật chất nhưng lại giàu tinh thần và có ý nghĩa rất lớn đối với họ.

txxt2

Cơ cực, gian nan, thiếu thốn và buồn chính là cuộc sống của những thầy cô giáo nơi rẻo cao. Thế nhưng, chưa một phút họ tắc trách với nhiệm vụ giảng dạy vì với họ, chính lòng yêu nghề giáo đã níu giữ họ lại với vùng cao, với những đứa trẻ dân tộc có đôi mắt sâu như rừng thẳm.

Nơi đó, có lẽ điều mà các GV nói tới và nhớ mãi trong những ngày này là món quà ý nghĩa mà họ nhận được, tuy giản dị, chất phác là vậy nhưng cũng đủ ấm lòng GV vùng núi.

Thầy Lê Đình Chuyền – Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Chà - huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu cho biết, những năm trước, HS nơi đây đều được thầy, cô giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nên các em đã hiểu hơn và dành tình cảm cho GV từ những món quà bình dị như gạo, rau củ nhà trồng được… Và qua các năm, quà tặng có chút khác hơn là các em tặng GV tranh vẽ , những trang giấy viết chữ chúc thầy cô… rất ý nghĩa.

ANH SO 6

Gọi đây là món quà xa xỉ cũng chẳng sai vì trong đó chứa đựng một tấm lòng chân thành đáng quý. Học trò nơi rẻo cao tuy còn khó khăn nhưng quan tâm và yêu thương GV theo cách rất riêng, rất đặc biệt.

Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Chà có HS chủ yếu là dân tộc Mông; Ngoài ra còn có HS dân tộc Dao, Cống. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học rất hạn chế, đời sống của một số HS còn rất khó khăn, đặc biệt, các em hay nghỉ học, trốn học để giúp đỡ gia đình khi vào vụ mùa và chăm em ở nhà để bố mẹ đi làm.

Để khắc phục tình trạng này và mong muốn HS tới trường đầy đủ, theo thầy Thầy Lê Đình Chuyền, Ban giám hiệu nhà trường báo cáo với lãnh đạo địa phương và tổ chức đi đến từng làng, vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động các em HS đến lớp. "Món quà lớn nhất là tất cả HS đều được tới trường học tập, vui chơi" - Thầy Lê Đình Chuyền bộc bạch.

Học trò ở nơi rẻo cao không nói được những lời chúc hoa mỹ, chỉ cầm quà lên và lí nhí trong miệng "cho hoặc tặng thầy cô". Nhận những món quà đó, các GV đều cảm thấy hạnh phúc và thương các em hơn.

Nhìn những món quà của HS vùng cao, thiết nghĩ, nghề giáo không cần phải quà cáp cao sang, không cần những câu từ vinh danh nhưng sáo rỗng, mà chỉ cần học trò trở thành người có ích cho xã hội và còn nhớ tới thầy, cô - những người "trồng người". Tất cả điều đó, là động lực tiếp thêm sức mạnh cho GV tiếp tục những chuyến đò kế tiếp nhau vượt qua mọi gian lao để cập bến bờ tri thức.

Hoa Tiên (E-Magazine: Lê Hải)