Hà Nội 18 °C
TP Hồ Chí Minh 27 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 20 °C
Yên Bái 14 °C
  • Hà Nội Hà Nội 18°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 27°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 20°C
  • Yên Bái Hà Nội 14°C

Quảng Ninh: Cần có chính sách hỗ trợ trục vớt tàu du lịch

Dân sự & tố tụng dân sự
29/09/2024 08:57
Nguyễn Quang
aa
Bão số 3 đổ bộ, Quảng Ninh nằm trong tâm bão chịu sức tàn phá khủng khiếp, do vậy dù đã chủ động ứng phó nhưng thiệt hại vẫn rất nặng nề. Trong số 269 phương tiện tàu, thuyền hoạt động tại địa bàn tỉnh bị đắm, chìm, thì có 28 tàu du lịch đưa khách tham quan vịnh Hạ Long. Đáng nói, số tàu này không nằm trong diện được hỗ trợ kinh phí trục vớt phương tiện, khó càng khó hơn.

“Nặng nợ” sau bão

Tại cảng tàu Quốc tế Tuần Châu (thành phố Hạ Long) có hơn 20 tàu du lịch bị đắm đang chờ trục vớt.

Nhiều chủ tàu hàng ngày ra đứng nhìn tài sản của mình chỉ còn lại là một đống phế liệu mà không khỏi xót xa.

Anh Nguyễn Đức Triệu (42 tuổi ở phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long) có 4 tàu đón khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long thì có 3 chiếc bị đắm, mặc dù xác định vớt lên cũng không thể sửa chữa tái sử dụng, thậm chí còn mất thêm khoản chi phí lớn, khó khăn trong thuê đơn vị trục vớt tàu…, nhưng vì trách nhiệm, vì đảm bảo an toàn bến đỗ, vệ sinh môi trường anh Triệu và các chủ tàu vẫn cố tìm thuê đơn vị trục vớt.

Các tàu bị bão số 3 đánh chìm chờ trục vớt tại cảng tàu Quốc tế Tuần Châu
Các tàu bị bão số 3 đánh chìm chờ trục vớt tại cảng tàu Quốc tế Tuần Châu.

Theo anh Triệu chia sẻ, những tàu vỏ gỗ ngân hàng không cho vay vốn, nếu cho vay vốn phải mua bảo hiểm thân vỏ.

Tuy nhiên sau 3 năm mắc kẹt bởi dịch COID-19, tàu nằm im, đến khi tái hoạt động thì chi phí bảo hiểm thân vỏ lớn, hầu như 95% các đơn vị không mua bảo hiểm thân vỏ, các tàu chỉ mua được bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Do vậy đến khi bị thiên tai tài sản bị đánh chìm theo bão, nợ cũ chưa trả xong giờ lại phát sinh nợ mới.

Giá trị hiện tại của tàu khoảng từ 2-2,5 tỷ/con. Giờ vớt lên chỉ còn cái xác, nếu bán đi cũng chỉ như bán sắt vụn, máy móc, thiết bị đều hỏng hết…Giờ nếu sửa chữa cũng mất vài trăm triệu, rồi mua sắm lại trang thiết bị từ cái nhỏ nhất….ước tính giá trị sửa chữa lên đến 500 triệu đồng/con mới hoạt động trở lại được.

Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. “Tàu du lịch chúng tôi hoạt động đóng thuế, phí đầy đủ, đóng góp vào thu ngân sách của tỉnh nhưng khi bị thiên tai chúng tôi lại không được hỗ trợ, như thế có phần không công bằng, chúng tôi mong muốn các cấp nghiên cứu và có chính sách hỗ trợ, về phía ngân hàng có chính sách giảm lãi, hoặc giãn nợ; các đơn vị về thuế có thể miễn giảm thuế để các chủ tàu du lịch bị ảnh hưởng bởi bão vực dậy làm lại”, anh Triệu nói thêm.

Cùng chung hoàn cảnh với anh Triêu, anh Trần Việt Xô chủ 2 tàu (QN6228, QN-7483), thẫn thờ nhìn vào cả gia sản bị bão đánh chìm trong nước mà không biết sẽ bám víu vào đâu để làm lại, trong khi kinh phí trục vớt cũng không thuộc diện được hỗ trợ.

Sau 12 năm làm nghề, anh Xô vẫn mong muốn được hỗ trợ, được đón nhận “phao cứu sinh” để tiếp tục được gắn bó với tâm huyết với nghề đưa đón du khách tham quan vịnh Hạ Long trên tàu du lịch.

Ghi nhận của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam tại cảng tàu Quốc tế Tuần Châu, mỗi ngày các chủ tàu đều có mặt tại khu vực cảng, có một số chủ tàu đã cho nhân công cố gắng vớt lại một số áo phao, bàn ghế để vệ sinh lại với hy vọng tái sử dụng.

Theo thống kê đến ngày 27/9 đã có 9/28 tàu được trục vớt.

Cần lắm chính sách hỗ trợ

Theo ông Trần Văn Hồng, Chi hội trưởng Chi hội tàu du lịch Hạ Long, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều tàu du lịch chở khách tham quan, lưu trú trên vịnh.

Để có thể khắc phục thiệt hại, chủ tàu cần phải thuê trục vớt tàu và lai kéo tàu về xưởng sửa chữa với chi phí thấp nhất từ 50 đến 480 triệu đồng đối với tàu vỏ gỗ và từ 350 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng đối với tàu vỏ sắt.

Chưa hết, chi phí sửa chữa tàu tham quan vỏ gỗ từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, tàu tham quan vỏ sắt từ 5 đến 10 tỷ đồng, tàu lưu trú từ 10 đến 20 tỷ đồng.

Một số tàu khả năng không khôi phục lại được, buộc phải thay thế, đóng mới.

Cần có chính sách để hỗ trợ người dân trục vớt tàu bị đắm sau bão.
Cần có chính sách để hỗ trợ người dân trục vớt tàu bị đắm sau bão.

Đây là gánh nặng rất lớn đối với các chủ tàu du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Khi mà chiếc "cần câu cơm" họ dành nhiều tâm huyết, tiền của, đa số là vay ngân hàng để đầu tư vẫn ngâm trong nước và chưa biết số phận sẽ ra sao.

Trong khi đó, họ vẫn phải đảm bảo nghĩa vụ tài chính với ngân hàng và các chính sách thuế, phí.

Đại diện Hiệp hội tàu du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch đề nghị UBND tỉnh có các giải pháp hỗ trợ, kết nối với các đơn vị trục vớt, sửa chữa, đóng mới để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn như giãn, hoãn các khoản nợ, cho vay mới, giảm thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước; hỗ trợ thủ tục pháp lý trong cấp giấy chứng nhận, đăng ký phương tiện…

Trong khi đó ngày 23/9/2024, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh.

Trong đó có hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện sản xuất là tàu, thuyền có đăng ký tại tỉnh Quảng Ninh bị chìm do cơn bão số 3 thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định số 118/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, với mức hỗ trợ từ 15-50 triệu đồng. Tuy nhiên, tàu du lịch lại không nằm trong số các đối tượng được hỗ trợ.

Để tháo gỡ khó khăn cho nhóm đối tượng này, ngày 27/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy đã có buổi gặp gỡ, lắng nghe tâm tư của các chủ tàu du lịch, ông Cao Tường Huy khẳng định, Đội tàu du lịch là một phần không thể tách rời trong mục tiêu khai thác hiệu quả, bền vững di sản, kỳ quan vịnh Hạ Long.

Ngay sau khi bão tan, tỉnh đã có nhiều giải pháp, chỉ đạo khắc phục toàn diện hậu quả, trong đó có tàu du lịch.

Tuy nhiên, một số nội dung như hỗ trợ chi phí trục vớt tàu trong các quy định, chính sách Nhà nước chưa có điều mục này.

Với tính chất đặc thù, tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo, đề xuất Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải hướng dẫn, bổ sung, mở rộng đối tượng hỗ trợ để các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch một phần chi phí trục vớt, khắc phục thiệt hại phương tiện thủy bị chìm, đắm do cơn bão số 3.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh- ông Cao Tường Huy thông tin thêm, tỉnh đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đề nghị giãn, hoãn các khoản nợ, cho vay mới theo hình thức tín chấp.

Hiện các tổ chức tín dụng vẫn đang triển khai các bước để hướng dẫn cụ thể cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tiếp cận vốn.

Các đơn vị khác cũng đã thực hiện các chính sách miễn thuế, giảm thuế theo quy định hiện hành của Nhà nước./

bài liên quan
Quảng Ninh sẽ sáp nhập những ban, sở, ngành nào?

Quảng Ninh sẽ sáp nhập những ban, sở, ngành nào?

Theo dự thảo, tỉnh Quảng Ninh sẽ sáp nhập 12 sở chuyên môn thành 6 sở và giảm 2 cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy; 3 ban cán sự, 7 đảng đoàn; tăng 1 đảng ủy trực thuộc tỉnh.
Quảng Ninh có tân Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Quảng Ninh có tân Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh

Bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã trúng cử chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng với với đó ông Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy đã trúng cử chức danh Chủ tịch UBND tỉnh với số bầu cao.
Ông Phạm Đức Ấn được điều động giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn được điều động giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hàng nghìn runner tham gia giải “YEN TU  Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản”

Hàng nghìn runner tham gia giải “YEN TU Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản”

Sáng 8/12 tại Khu di tích và danh thắng Yên Tử, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có gần 6.000 runner tham gia giải “YEN TU Heritage 2024 - Chạm vào vùng di sản”
Khai mạc giải Taekwondo Cảnh sát các nước châu Á mở rộng năm 2024

Khai mạc giải Taekwondo Cảnh sát các nước châu Á mở rộng năm 2024

Tối 6/12 tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Ninh, đã diễn ra lễ khai mạc giải Taekwondo Cảnh sát các nước châu Á mở rộng năm 2024.
Mới nhất
Đọc nhiều
Bắc Giang: Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép

Bắc Giang: Bắt giữ các đối tượng vận chuyển, tàng trữ 11 tấn pháo nổ trái phép

Lực lượng chức năng vừa phát hiện, bắt giữ các đối tượng tham gia vận chuyển, tàng trữ khoảng 11 tấn pháo trái phép.
BQLDA Đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ thông báo kết quả vòng 1 và triệu tập thí sinh thi tuyển viên chức

BQLDA Đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ thông báo kết quả vòng 1 và triệu tập thí sinh thi tuyển viên chức

Hội đồng tuyển dụng viên chức BQLDA Đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ vừa có thông báo về kết quả xét tuyển vòng 1 và triệu tập thí sinh tham dự phỏng vấn kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại đơn vị năm 2024.
Công an Quảng Ninh có tân Trưởng phòng Cảnh sát hình sự

Công an Quảng Ninh có tân Trưởng phòng Cảnh sát hình sự

Ngày 20/12, Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều vị trí lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương. Trong đó Thượng tá Nguyễn Trọng Hùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát hình sự công an tỉnh Quảng Ninh.
Tin bài khác
Công an Quảng Ninh có tân Trưởng phòng Cảnh sát hình sự

Công an Quảng Ninh có tân Trưởng phòng Cảnh sát hình sự

Ngày 20/12, Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều vị trí lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương. Trong đó Thượng tá Nguyễn Trọng Hùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát hình sự công an tỉnh Quảng Ninh.
Thời tiết ngày 21/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, nhiều mây, ngày nắng nhẹ

Thời tiết ngày 21/12: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, nhiều mây, ngày nắng nhẹ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết thời tiết ngày 21/12, các tỉnh miền Bắc sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày nắng nhẹ, đêm nhiều mây.
Hải Dương: Đề cao tầm quan trọng công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Hải Dương: Đề cao tầm quan trọng công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Ngày 20/12, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh Hải Dương đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 2024-2029) với sự tham của hàng trăm đại biểu chính thức đại diện cho các hội viên của 12 Hội hữu nghị và các tổ chức thành viên thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hải Dương…
Con đường của bố

Con đường của bố

Con đường của bố, chẳng ai hiểu rõ ngoài bố. Đó là những ngày gió lạnh buốt thấm qua lớp áo mỏng, những đêm dài cô độc chỉ có bóng tối và nỗi nhớ vây quanh.
Bắt người đàn ông lái ô tô đuổi chém 2 người phụ nữ ở Đồng Nai

Bắt người đàn ông lái ô tô đuổi chém 2 người phụ nữ ở Đồng Nai

Chỉ vì nghe lời vợ mách qua điện thoại, người đàn ông lái ô tô tới rồi hành hung, dùng dao đuổi chém 2 người phụ nữ.
Mưa lớn gây sạt lở, hư hỏng công trình, thiệt hại 112 tỉ đồng tại Bình Định

Mưa lớn gây sạt lở, hư hỏng công trình, thiệt hại 112 tỉ đồng tại Bình Định

Địa bàn tỉnh Bình Định có 2 đợt mưa lớn trong tháng 11, gây ngập úng, sạt lở, ước tính tổng thiệt hại khoảng 112 tỉ đồng.
Báo Pháp luật Việt Nam nhận Giải Báo chí “ Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VI

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Giải Báo chí “ Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VI

Chiều 20/12, tại Trung tâm Hội nghị TP Hải Phòng đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” lần thứ VI. Phóng viên Bùi Thuỳ Linh - Báo PLVN đã nhận được Giải Khuyến khích cuộc thi này với tác phẩm: “Phát triển Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng- sức bật mới cho TP Cảng”.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk kỷ niệm 20 năm thành lập

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk kỷ niệm 20 năm thành lập

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (28/12/2004-28/12/2024).
Hà Nội bắn pháo hoa 30 điểm dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội bắn pháo hoa 30 điểm dịp Tết Nguyên đán

Bắn pháo hoa 30 điểm, tổ chức Lễ hội ánh sáng quốc tế, Chương trình Rực rỡ Thăng Long 2025… là những hoạt động nổi bật của Hà Nội để chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Phó Thủ tướng đồng ý tên gọi mới "Bộ Nông nghiệp và Môi trường"

Phó Thủ tướng đồng ý tên gọi mới "Bộ Nông nghiệp và Môi trường"

Sau khi hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thống nhất với phương án tên gọi mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.