Tuần qua, hai tỉnh có vùng trồng vải thiều lớn nhất cả nước là Bắc Giang và Hải Dương đã tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ đi trong và ngoài nước, nhằm khẳng định thương hiệu cũng như nâng tầm giá trị trái vải thiều. |
Năm 2023, sản lượng trái vải thiều của tỉnh Hải Dương ước đạt 58.000 tấn, đạt trên 1.100 tỷ đồng. Các hoạt động dịch vụ gắn với tiêu thụ vải như vận chuyển, đóng gói hàng hóa… mang lại việc làm cho khoảng 1.000 lao động, tạo thu nhập khoảng 15 tỷ đồng.
Trong khi đó tỉnh Bắc Giang ghi nhận sản lượng trên 200.000 tấn. Giá trị doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt trên 6.876 tỉ đồng (cao nhất từ trước đến nay), trong đó doanh thu từ vải thiều ước đạt trên 4.658 tỉ đồng (tăng hơn 247 tỉ đồng so với năm 2022); doanh thu từ dịch vụ phụ trợ ước đạt 2.218 tỉ đồng.
Bắc giang "mất mùa"
Trước những con số ấn tượng từ giá trị của trái vải năm 2023, năm 2024 dự báo vụ vải thiều năm nay của Bắc Giang mất mùa lớn. Sản lượng vải cả năm dự báo sụt giảm 50% so với năm 2023, đạt trên dưới 100.000 tấn.
Chính vì vậy, ngày 8/5, Sở Công Thương phối hợp với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến với Sở Thương mại và các cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc về tiêu thụ vải thiều năm 2024.
Theo đó, tỉnh Bắc Giang hiện đang duy trì và kiểm soát chặt chẽ 223 mã vùng trồng vải thiều phục vụ xuất khẩu, với diện tích khoảng 17.198 ha; trong đó, thị trường Trung Quốc có 130 mã vùng trồng, diện tích 16.217 ha; đã có 39 cơ sở đóng gói quả vải tươi xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của nước bạn Trung Quốc.
Trước những con số ấn tượng từ giá trị của trái vải năm 2023, năm 2024 dự báo vụ vải thiều năm nay của Bắc Giang mất mùa lớn. Sản lượng vải cả năm dự báo sụt giảm 50% so với năm 2023, đạt trên dưới 100.000 tấn. |
Về chất lượng, vải thiều năm 2024 được đánh giá có chất lượng cao nhất từ trước tới nay; dự báo sản lượng năm 2024 đạt 100.000 tấn (trong đó, sản lượng vải sớm khoảng 50.000 tấn, vải chính vụ 50.000 tấn).
Trong khi đó, nhận định về thị trường tiêu thụ, hiện vải thiều Bắc Giang đã đến với các thị trường trên 30 quốc gia, thị trường Trung Quốc được xác định là thị trường truyền thống, có quan hệ hợp tác nhiều năm qua…dự kiến tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu khoảng 70.000 tấn (chiếm tỷ lệ 70%).
Trao đổi tại Hội nghị, ngài Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền cho biết, vải thiều là một trong những trái cây nhiệt đới được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Có được kết quả đó là không chỉ ở sự nỗ lực của người trồng vải mà ở cả chính quyền Bắc Giang đã quan tâm, đem đến sản phẩm vải thiều chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tỉnh Bắc Giang, các sở, ngành và các cơ quan của Việt Nam để đưa vải thiều Bắc Giang sang thị trường Trung Quốc được kịp thời, thuận lợi.
Tuy nhiên, còn gặp một số khó khăn như chi phí logistic cao; việc ùn tắc tại Cửa khẩu Quốc tế Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) và Kim Thành (tỉnh Lào Cai); sản lượng vải thiều được chế biến còn hạn chế; việc phát triển vùng vải thiều gắn với du lịch chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng vải thiều lớn nhất cả nước…
“Hiện nay tỉnh đã chuẩn bị rất kỹ các điều kiện để đảm bảo an toàn về sức khỏe, an ninh trật tự cho tất cả thương nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến với Bắc Giang; đồng thời, tập trung nguồn lực sẵn có (vốn tín dụng, đá cây, thùng xốp, phương tiện vận tải...) sẵn sàng đáp ứng các điều kiện theo yêu cầu của đối tác tiêu thụ vải thiều”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ông Phan Thế Tuấn nêu rõ.
Hải dương nỗ lực xúc tiến tiêu thụ "trái tiến vua"
Ngày 9/5, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Sở Công Thương và Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đã tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản của Hải Dương với hệ thống thương vụ Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài. Cùng với hội nghị trực tiếp, có trên 20 điểm cầu trong nước và quốc tế.
Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 8.850 ha vải, riêng huyện Thanh Hà có 3.285 ha vải thiều gồm 1.950 ha vải sớm.
Hàng năm, sản lượng vải toàn tỉnh duy trì 55.000-60.000 tấn. Năm 2024, do ảnh hưởng thời tiết nên sản lượng vải của tỉnh chỉ ước đạt 40.000-45.000 tấn.
Đáng chú ý, về quy trình sản xuất, toàn tỉnh có 52 vùng đã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trong đó, 41 vùng VietGAP (Thanh Hà 37 vùng, Chí Linh 2 vùng, Ninh Giang 2 vùng) với tổng diện tích là 500ha; 11 vùng GlobalGAP (Thanh Hà 10 vùng, Chí Linh 1 vùng) với tổng diện tích là 110 ha, sản phẩm tại các vùng này đáp ứng đủ điều kiện để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường cao cấp. Các vùng sản xuất còn lại cơ bản đều được sản xuất theo quy trình an toàn.
Về mã số vùng trồng, toàn tỉnh hiện có 198 mã (66 mã xuất Trung Quốc; 38 mã xuất Nhật Bản; 41 mã xuất Mỹ; 45 mã xuất Australia; 8 mã xuất Thái Lan) tương ứng 1.124,85 ha. Trong đó, Thanh Hà có 167 mã (48 mã xuất Trung Quốc; 34 mã xuất Nhật Bản; 38 mã xuất Mỹ; 39 mã xuất Australia; 8 mã xuất Thái Lan), tương ứng 720,85 ha.
Vải thiều Thanh Hà được tiêu thụ chủ yếu trong nước và xuất khẩu sang một số thị trường lớn, cao cấp như: Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia, Bỉ, Hà Lan, Séc, Thái Lan, Singapore và một số nước thuộc khu vực Trung Đông, ASEAN.
Trong đó, lượng cung ứng ra tỉnh ngoài (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác) bình quân khoảng 20.000 tấn; xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 15.000 tấn.
Tại Hội nghị, phía Sở Công Thương Hải Dương thông tin, để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các nông sản tỉnh, Hải Dương đã và đang chủ động nhiều giải pháp.
Trong đó có 41 vùng trồng vải theo tiêu chuẩn VietGAP trên toàn tỉnh Hải Dương thì huyện Thanh Hà có 37 vùng, thành phố Chí Linh có 2 vùng, huyện Ninh Giang có 2 vùng với tổng diện tích là 500ha. 11 vùng GlobalGAP huyện Thanh Hà có 10 vùng, thành phố Chí Linh có 1 vùng với tổng diện tích là 110ha. |
Đáng chú ý, về quy trình sản xuất, toàn tỉnh có 52 vùng đã được chứng nhận
Theo đó, tập trung xây dựng hệ thống sản xuất, phân phối hàng hóa chuyên nghiệp và hiệu quả thông qua việc chủ động định hướng sản xuất, xây dựng liên kết trong sản xuất; tăng cường quảng bá sản phẩm; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài.
Cùng với đó, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, định hướng về bảo quản, chế biến, tiêu thụ vải thiều; tích cực tổ chức đưa vải thiều và nông sản của tỉnh quảng bá tới các thị trường trong và ngoài nước.
Tại hội nghị, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Pháp và Nhật Bản) đã thông tin về nhu cầu, xu hướng nhập khẩu nông sản; trong đó có vải thiều ở các thị trường này và đưa ra các khuyến nghị đối với các bộ, ngành, các doanh nghiệp và tỉnh Hải Dương.
Với sản phẩm vải thiều, các đại biểu cho rằng cần duy trì ổn định chất lượng sản phẩm; cải thiện việc đóng gói, công nghệ bảo quản đối với quả vải tươi xuất khẩu, song song với việc giảm chi phí logistics để nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới hình thức xúc tiến thương mại…
Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cho biết đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải đã sẵn sàng.
Hiện nay, trà vải sớm (trứng trắng, trứng gai) đang chín, trà vải nhỡ (u hồng, u thâm) chuẩn bị báo mã, vải thiều đang làm cùi. Dự kiến khoảng ngày 20/5 vải sớm gồm các giống trứng trắng, trứng gai sẽ cho thu hoạch.
Thực hiện: Nhã Vân Ảnh: Chí Kiên Đồ họa: Quang Vũ |