Tết người Mông không giống Tết Nguyên Đán, tuy ngày nay đã có những thay đổi nhưng vẫn không thể thiếu các phong tục mang đậm truyền thống người Mông. Ngày Tết như là ngày để mọi người trong bản nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, là dịp để con cháu thể hiện lòng tôn kính biết ơn với ông bà tổ tiên, và cầu mong cho một năm mới tốt đẹp. Tết của đồng bào dân tộc người Mông luôn thể hiện được một nét bản sắc riêng với những lễ hội như lễ hội Gầu Tào, hay lễ Lử – xu đón năm mới, tục thờ cúng tổ tiên.
![]() |
Người Mông đi đón Tết |
Từ xa xưa, vào mùng 1 Tết là ngày đầu tiên của năm mới, người Mông quan niệm phải kiêng tốt trong ngày đầu tiên của năm mới. Những phong tục, điều kiêng kỵ của người Mông trong ngày mùng 1 Tết được xem như tinh thần trong một năm lao động sản xuất, phát triển kinh tế trong gia đình.
Theo tục, khi nghe tiếng gà gáy đầu tiên vào mùng Một, các gia đình sẽ thức dậy đi ra sông, suối lấy nước. Tại nơi lấy nước sẽ làm thủ tục thắp hương, làm lễ xin thần thổ địa, thần nước bởi người Mông quan niệm rằng nước là yếu tố cấu thành vạn vật, là mạch nguồn của sự sống, nhà nào xuống trước và gánh được nước về thì năm đó gia đình đấy sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt, phúc lộc đầy nhà hơn những gia đình nhà khác
Sau khi mang nước mới về, một phần sẽ dùng để đun cho con cháu trong gia đình rửa mặt, rửa chân, một phần sẽ dùng để nấu cơm trong sáng mùng 1 Tết, để sua đi những điều không may mắn trong năm cũ, và những điều kiêng kị như không làm ướt bếp, không được thổi lửa, không dùng dao bổ hoặc chặc củi, không được quét nhà… trong ngày mùng 01 Tết lại mang ý nghĩa bảo vệ mùa màng, cầu mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi,
Tục cúng thần nước để xin nước mới trong sáng ngày mùng 1 Tết là một trong những phong tục đặc sắc của người Mông, phong tục này bắt nguồn từ những mong ước giản dị của đồng bào người Mông. Họ nghĩ rằng muốn làm ăn tốt thì phải dậy sớm vì vậy họ mới có tục dậy sớm gánh nước vào mùng Một.
![]() |
Trẻ em bản Mông chuẩn bị trang phục đi chơi Tết. |
Người Mông cũng có quan niệm "Đầu xuôi đuôi lọt" chính vì vậy giá trị của tập tục, điều kiêng kỵ trong ngày mùng 01 Tết vẫn đang được quan tâm gìn giữ, duy trì cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, con cháu không ốm đâu bệnh tật, cây cối sinh xôi nảy nở, mùa màng bội thu.
Như vậy có thể thấy rằng, Người Mông họ có những nét riêng trong ngày Tết. Đây cũng chính là nét đẹp văn hoá riêng, đặc văn hoá vùng cao.
Tags: