Để tập trung cao cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Như Nguyệt như kỳ vọng, tỉnh Bắc Giang phấn đấu sẽ khởi công trong tháng 4/2022.
Xây dựng cầu Như Nguyệt bằng vốn ngân sách địa phương
Tháng 12/2021, tỉnh Bắc Giang đã đề xuất xây dựng cầu Như Nguyệt trị giá 456 tỷ đồng bằng vốn ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện dự án từ 2021 - 2024.
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp Bắc Giang vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Như Nguyệt trên Quốc lộ 1.
Dự án có điểm đầu tuyến tại Km131+580, lý trình Quốc lộ 1 thuộc địa phận xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Điểm cuối tuyến tại Km132+900, lý trình Quốc lộ 1 thuộc phường Đáp Cầu, TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh). Tổng chiều dài tuyến khoảng 1,24km, trong đó chiều dài cầu Như Nguyệt khoảng 439m.
Theo đề xuất, Dự án sẽ được đầu tư xây dựng theo quy mô tiêu chuẩn đường cao tốc, trong đó phần cầu là cầu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, dài 439,15m, chiều rộng 16m; phần đường dẫn được đầu tư mở rộng đạt quy mô đồng bộ tuyến đường hiện tại với 4 làn xe cơ giới, rộng 33m – 34m.
Đáng chú ý, dự án cầu Như Nguyệt nằm trong nhóm dự án trọng điểm, cấp bách khởi công mới và tỉnh Bắc Giang quyết tâm thực hiện trong quý II/2022.
Tổng nguồn vốn đầu tư công (không bao gồm vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia) năm 2022 của tỉnh Bắc Giang dự kiến là trên 9.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương, nguồn vốn ODA. Nhóm các dự án trọng điểm của tỉnh Bắc Giang, gồm: Nút giao liên thông tại thị trấn Vôi với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; xây dựng cầu Như Nguyệt; đường Vành đai V - vùng Thủ đô; xây dựng cầu Đồng Việt và đường dẫn lên cầu; xây dựng Trung tâm Văn hóa - Triển lãm tỉnh…
Vượt gian khó, bứt phá tạo thành công
Để đạt được kế hoạch như kỳ vọng, năm 2021 là tiền đề của tỉnh Bắc Giang trước những thách thức mà năm 2022 sẽ phải vượt qua.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã tổ chức tốt công tác phòng, chống và ứng phó với dịch bệnh; triển khai đồng bộ, quyết liệt, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội; các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh đồng thuận, quyết tâm cao, do vậy dịch bệnh đã được kiểm soát, các hoạt động sản xuất kinh dần lấy lại được đà tăng trưởng; đời sống, sinh hoạt của người dân trở lại bình thường mới.
Năm 2021, tỉnh Bắc Giang tuy không đạt được mục tiêu tăng trưởng, song vẫn đạt được kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ 10 cả nước: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,82%, trong đó, công nghiệp – xây dựng tăng 10,03% (công nghiệp tăng 11,2%, xây dựng tăng 3,33%); dịch vụ tăng 3,45%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,28%, thuế sản phẩm tăng 4,78%.
“Tổng thu ngân sách nhà nước cả năm ước đạt hơn 15,7 nghìn tỷ đồng, vượt 56,1% dự toán, tăng 26,9% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư phát triển đạt hơn 62,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2020 và đạt 91,7% kế hoạch.
Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực. Dự kiến đến hết năm, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và điều chỉnh (quy đổi) toàn tỉnh đạt 1,26 tỷ USD; có 1.381 doanh nghiệp được thành lập. Bắc Giang đã đứng thứ 10 cả nước về thu hút vốn FDI, khẳng định vị thế của tỉnh trong các nhà đầu tư nước ngoài.
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai chủ động, linh hoạt, ứng biến kịp thời và đạt nhiều kết quả tích cực, bằng chứng là việc Bắc Giang đã vượt qua đại dịch giữa năm 2021.
Không chỉ vậy, Bắc Giang cũng là một trong những địa phương đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch. Dự tính đến hết tháng 12/2021, toàn tỉnh sẽ tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho 98% người từ đủ 18 tuổi trở lên và tiêm đủ 2 mũi vắc xin cho 99% trẻ em từ 15 đến dưới 18 tuổi”, ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang phát biểu tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XIX, sáng 8/12.
Để thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết số 105-NQTU ngày 28/4/2021 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025.
Cùng với đó, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã tích cực chỉ đạo tháo gỡ, trao đổi với tỉnh Bắc Giang, tháo gỡ các điểm nghẽn tạo điều kiện cho Bắc Giang sớm khôi phục phát triển kinh tế xã hội như: đẩy nhanh tiến độ thẩm định Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050; đồng ý chủ trương cho Bắc Giang sử dụng ngân sách địa phương mở rộng Cầu Như Nguyệt; bổ sung quy hoạch thành lập mới và mở rộng một số khu công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài… Để thu hút đầu tư của tỉnh được nhanh - mạnh - uy tín, tỉnh Bắc Giang đã đặt mục tiêu rõ ràng, huy động mọi nguồn lực vào việc xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và hạ tầng xã hội đi kèm từ đó tạo ra bút phá trong thu hút đầu tư của tỉnh.
Một ví dụ đáng khen ngợi đó là, sau dịch Covid-19 khiến nhiều tỉnh/thành phố lao đao, trong đó có Bắc Giang, tuy nhiên với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt, chăm lo tích cực cho đời sống công nhân, lao động trên địa bàn tính chung 12 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 12,7% so với cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,85%; ngành khai khoáng tăng 8,66%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,2%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,55%. Để đạt được chỉ số sản xuất công nghiệp như trên do các doanh nghiệp thuộc ngành điện tử có tỷ trọng lớn tăng ca và duy trì được sản xuất ổn định, như: Công ty Fuhong, Công ty Newwing, Siflex, Hosiden, Luxshare ICT,...; tình hình tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, ngoài ra có nhiều doanh nghiệp được ưu đãi về thuế, cơ sở vật chất để tăng năng suất lao động.
Ngành công nghiệp chủ chốt của tỉnh với một số sản phẩm chính tăng cao, như: Tai nghe có kết nối với micro ước đạt 16,5 triệu cái, tăng 47,88% so với cùng kỳ; Mạch in khác ước đạt 252,2 triệu chiếc, tăng 26,1% so với cùng kỳ; Thiết bị ngoại vi nhập xuất khác ước đạt 237,4 triệu cái, tăng 4,3% so với cùng kỳ,v.v...
Xác định rõ, năm 2022 là một năm với nhiều khó khăn, thách thức ở phía trước, để hoàn thành 18 chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra, trong đó phấn đấu tốc độ tăng GRDP đạt 14%. Đáng chú ý 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để đạt được mục tiêu này, đó là: Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu phòng, chống dịch COVID-19 tạo điều kiện thuận lợi phục hồi và phát triển KT-XH;
Tăng cường thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh;
Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh;
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị;
Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo;
Gắn kết hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; phát huy giá trị văn hoá, con người Bắc Giang, chú trọng thực hiện chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo đảm an sinh xã hội;
Quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực;
Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế tạo môi trường ổn định cho phát triển;
Đẩy mạnh thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội, nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền.
Với những thành quả kể trên, sẽ có những gian nan trước mắt, nhưng tác giả tin rằng với sự năng động, linh hoạt, quyết tâm, khẳng định rõ Bắc Giang là điểm đầu tư thuận lợi, tạo thành công cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước./.
Mặc dù, đã được thông xe kỹ thuật từ cuối tháng 6/2023, tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều hạng mục vẫn đang được Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư - xây dựng HJC và Tổng Công ty Thăng Long thi công.
Bao năm qua, nút thắt về giao thông tại cầu Như Nguyệt hướng Bắc Giang-Hà Nội và ngược lại đang là “điểm nghẽn” khiến kinh tế tỉnh Bắc Giang “chạy chậm lại”.
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, các thế hệ thầy và trò Hệ thống trường liên cấp Newton luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực phấn đấu xây dựng trường thành điểm sáng về chất lượng và hiệu quả
Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, thay vì người dân cả nước phải chứng kiến, nghe nhìn về nhiều vụ tai nạn thảm khốc trong những ngày Tết, thì khắp nơi, lực lượng Cảnh sát giao thông đều siết chặt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý người tham gia giao thông sau khi uống bia, rượu... để góp phần hạn chế tai nạn giao thông tối đa.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.