Theo điều tra của PV, chủ dự án 536A Minh Khai (Hà Nội) đã thế chấp 134 căn hộ tại dự án này mang đi thế chấp ngân hàng.
Tin nên đọc
Bản tin Bất động sản Plus: Chung cư Vinahud 536A Minh Khai chưa hoàn thiện đã đưa dân vào sử dụng?
Bản tin Bất động sản Plus: Chung cư 536A Minh Khai hư hỏng nghiêm trọng, người dân sống trong bất an
Ông chủ ô đất 35 Lê Văn Thiêm đưa dự án đi thế chấp ngân hàng, khách hàng hoang mang
Thực hư chuyện chủ đầu tư thế chấp tài sản, ngân hàng siết nợ hơn 80 hộ dân
Được biết, Dự án chung cư 536A Minh Khai tại địa chỉ số 536A Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội do Liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển nhà và đô thị Vinaconex và Công ty CP văn phòng phẩm Cửu Long làm chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư trên 269 tỷ đồng.
Dự án có quy mô gồm một lô đất xây biệt thự nhà vườn và hai tòa nhà cao 21 tầng được thiết kế làm khu nhà ở và văn phòng cho thuê. Dự án được khởi công vào tháng 1/2015, dự kiến bàn giao nhà ở vào năm 2017.
Theo điều tra của PV tháng 5/2017, Liên danh chủ đầu tư đã thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai căn hộ chưa bán (29 căn hộ tòa CT1 và 125 căn hộ tòa CT2). Được biết, đến thời điểm hiện tại, một số căn hộ trong số lượng nêu trên đã được bán cho khách hàng.
|
Ô đất dự án 536A Minh Khai, khi đang trong quá trình thi công. |
Có lẽ việc thế chấp ngân hàng là việc dễ hiểu trong đầu tư kinh doanh, hay việc vay đầu tư của các đơn vị khi cần nguồn tài chính mạnh mẽ.
Tuy nhiên, việc Chủ đầu tư dự án 536A Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thế chấp 134 căn hộ tại ngân hàng, khiến nhiều chủ căn hộ hoang mang, lo lắng.
|
Giấy phép xây dựng của dự án. |
Theo khoản 1, điều 147 của Luật Nhà ở năm 2014, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.
Trên thực tế, việc chủ đầu tư đem dự án bất động sản thế chấp ngân hàng và mất khả năng thanh toán dẫn tới việc ngân hàng siết nợ đã từng xảy ra. Chính vì vậy, những lo lắng của khách hàng không hẳn là vô lý.
Bàn về nội dung này, Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh cho hay: "Khi mua nhà, khách hàng cần xem xét kỹ điều khoản trong Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ; chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng… Đặc biệt, để đề phòng rủi ro, khách hàng cần chủ động trực tiếp đến gặp chủ đầu tư để xem dự án đó đang được thế chấp cho ngân hàng nào, thời hạn trong bao lâu và có thể giải chấp được không...".
Thị trường bất động sản Việt Nam khác với thị trường bất động sản của thế giới. Ở nước ngoài ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp vay hết, sau khi làm xong sản phẩm mới bán ra thị trường. Còn Việt Nam chủ yếu bán nhà hình thành trong tương lai, vừa vay tiền của ngân hàng vừa huy động vốn từ người mua. Hình thức này có nhiều điểm tích cực nhưng cũng có điều tiêu cực như chủ đầu tư huy động vốn quá mức quy định, sử dụng vốn huy động sai mục đích, hay đem căn hộ thế chấp ngân hàng… Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành - trong buổi trả lời phỏng vấn tờ Cafeland.vn “Việc chủ đầu tư thế chấp dự án là điều hết sức bình thường và nên chủ động công khai chi tiết, tránh trường hợp công bố thế chấp nhưng không rõ là thế chấp phần nào. Điều này hoàn toàn không phải là tiêu chí đánh giá uy tín năng lực của chủ đầu tư mà phải xem thực tế các dự án họ đã và đang triển khai. Mặt khác, dự án đã thế chấp không có nghĩa là chủ đầu tư không được bán. Ngân hàng cũng cần thu về dòng tiền, nên nếu ngân hàng cho phép chủ đầu tư bán và kiểm soát dòng tiền này thì chủ đầu tư vẫn được phép bán" - ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM chia sẻ trong một buổi hội thảo xung quanh vấn đề pháp lý thế chấp dự án bất động sản. |