Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn qua từng trang sách được tái hiện hết sức sinh động trong từng câu chuyện kể “Sài Gòn chuyện đời của phố”.
|
Những câu chuyện lý thú xoay quanh Sài Gòn chuyện đời của phố lần lượt được hé mở trong đêm 19-1 |
Tối 19/1, tại không gian Bookcafe Phương Nam trang trọng trên Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, Q.1, TP HCM), nhà báo – tác giả Phạm Công Luận đã có buổi giao lưu, trao đổi thân mật với độc giả xoay quanh những câu chuyện kể về Sài Gòn trong 3 tập sách “Sài Gòn chuyện đời của phố” (tập I, II, III).
“Sài Gòn – Mẹ hiền”
“Phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng cẩn trọng, mới mẻ” là những cảm nhận chung của rất nhiều độc giả khi đọc “Sài Gòn chuyện đời của phố” của Nhà báo – tác giả Phạm Công Luận. Bằng những tư liệu quý, sinh động, cách thể hiện mềm mại, có tính hệ thống, Nhà báo – tác giả Phạm Công Luận đã từng bước vẽ nên một bức tranh “nhiệm màu” về Sài Gòn – “Hòn ngọc Viễn Đông”, mảnh đất phồn hoa một thời.
Đó chính là “nỗi nhớ và niềm đau” về Sài Gòn của người nơi xa đến. Sài Gòn được ví như “người mẹ hiền bồ tát”. Sài Gòn luôn rộng mở đón nhận, cưu mang, chở che hết thẩy những người con tìm về với Sài Gòn để chọn làm quê hương thứ hai sinh sống và lập nghiệp. Những khu người Hoa, người Quảng, người Chăm,… vẫn còn đấy, như minh chứng cho Sài Gòn bao dung.
|
Với nhà báo - tác giả Phạm Công Luận, tập sách này như là món quà, niềm nhắn gửi đến Sài Gòn - quê hương mình |
Họ đến và đã kiến tạo nên di sản mang tên Sài Gòn bằng da bằng thịt. Mà như Nhà báo – tác giả Phạm Công Luận trong “Sài Gòn chuyện đời của phố” từng viết: “Những người di dân đến Sài Gòn luôn phát hiện những điều thú vị mà những người sống ở đô thị này từ nhỏ đến lớn cũng không nhận ra.”.
Nhưng có lẽ, cảm động hơn cả là những câu chuyện ấm lòng giữa Sài Gòn – mảnh đất tình người. Qua từng trang sách, vài câu chuyện vun vặt về phận nghèo mưu sinh như “chú Chệc bán đậu phụng rang”, “cánh xe ôm uống cà phê vợt đọc nhật trình”, “cư dân xóm Đa Kao”… tuy nghèo nhưng học vẫn an nhiên, phong lưu, giữ được nguồn gốc, bản sắc văn hóa của riêng mình. Hoặc khi, người giàu sụ cũng có phong thái giản đến bất ngờ để tác giả phải thốt lên rằng “Người trong này họ như thế”.
“Sài Gòn – Chất phố”
Không chỉ dừng lại ở góc nhìn Sài Gòn – câu chuyện người ở xa, “Sài Gòn chuyện đời của phố” còn là niềm tự hào của người Sài Gòn xa xứ về những nét đẹp lung linh còn lại của thành phố hơn 300 năm tuổi này. Ở đó có một Sài Gòn đẹp và mơ mộng mà chỉ có những ai sinh ra, lớn lên và đi xa mới có thể hiểu và thêm tin yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
|
Phạm Công Luận viết nên cuốn sách này xuất phát từ tâm nguyện mới để con mình trân trọng hơn thành phố này |
Ngoài những công trình kiến trúc Pháp như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm Thành phố, Trường học, công sở… về cơ bản còn nguyên bản, “Sài Gòn chuyện đời của phố” còn đưa độc giả tìm về dáng dấp Sài Gòn những thập niên 50-60 (và hơn nữa) của thế kỷ trước.
Câu chuyện về siêu thị Nguyễn Du – siêu thị đầu tiên ở Việt Nam chắc hẳn những đã quên. Trong tập sách quý này, Phạm Công Luận đã cố kỳ công tái hiện lại siêu thị tiên phong ngày ấy qua vài chi tiết mới, lạ, biện chứng qua về Thẻ đi siêu thị, lời kể của nhân chứng,…
Hay câu chuyện mài mò nhiều năm đi sưu tầm từ 40kg ảnh mua lại từ quầy đồng nát, từ tiệm ảnh Bình Minh, tiệm ảnh Đinh Tiến Mậu, chuyện chiếc xe ôm Lambretta…để rồi chọn ra những góc nhìn Sài Gòn ngày ấy mang đến độc giả.
|
Sài Gòn chuyện đời của phố luôn đón nhận sự quan tâm, mến mộ của bạn đọc |
Không chỉ là tái hiện “những câu chuyện “trên bờ” của dòng lịch sử” thành phố Sài Gòn theo dòng chảy 300 năm tuổi, “Sài Gòn chuyện đời của phố” của Nhà báo – tác giả Phạm Công Luận còn là sự “thức tỉnh”, lời nhắn gửi, ý thức về tình yêu với thành phố này đối với thế hệ trẻ: “Cũng như một con người không nhớ gì về nơi mình sinh ra, lớn lên và cách mình trưởng thành ra sao. Nếu vậy, sẽ không biết cách đánh giá đúng các giá trị để chọn lọc, giữ gìn và truyền lửa”.