TS Kidong Park, Trưởng Ðại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, chia sẻ với Tiền Phong về Kế hoạch cấp nước an toàn (KHCNAT) mà tổ chức này khuyến cáo Việt Nam cần thực hiện ngay trên toàn quốc.
Sự cố nước sông Ðà nhiễm dầu thải ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng chục vạn hộ dân Thủ đô. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng
Ông có thể cho biết lợi ích của việc thực hiện KHCNAT?
Đây là cách tiếp cận quản lý rủi ro toàn diện bao gồm tất cả các khâu trong dây chuyền sản xuất nước sạch, được công nhận là một phương pháp quản lý đáng tin cậy nhất trong cung cấp nước sạch.
Cách phân tích chất lượng nước tại vòi của người sử dụng chỉ với một lượng mẫu nước nhỏ được mang đi xét nghiệm không phản ánh trung thực nhất chất lượng toàn bộ nước được sản xuất. Ngoài ra, các kết quả xét nghiệm thường chỉ được trả sau 3-7 ngày là quá muộn để có thể can thiệp kịp thời. Trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, nước nhiễm bẩn đã có thể được khách hàng sử dụng vào mục đích ăn uống. Hơn nữa, nếu có sự cố, không một ai có thể chỉ ra được có gì sai và sai ở đâu trong hệ thống để chỉnh sửa kịp thời.
KHCNAT cho phép các đơn vị cấp nước chủ động phòng ngừa sự cố xảy ra từ nguồn, ứng phó kịp thời và cải thiện công tác vận hành hệ thống sau mỗi sự cố.
Các giải pháp cụ thể trong kế hoạch mà WHO xây dựng ở Việt Nam là gì, thưa ông?
Hướng dẫn KHCNAT của WHO khuyến cáo các đơn vị cấp nước áp dụng phương pháp quản lý rủi ro theo từng bước. Bước đầu tiên là thiết lập một nhóm cấp nước an toàn (CNAT) bao gồm các thành viên có chuyên môn khác nhau cần thiết cho việc xây dựng, thực hiện và duy trì một KHCNAT hiệu quả. Mô tả hệ thống cấp nước và phát hiện các mối nguy hại và các hiện tượng nguy hại, đánh giá rủi ro là các bước tiếp theo.
TS Kidong Park
Trên cơ sở phân tích các rủi ro này, nhóm CNAT đề ra các biện pháp kiểm soát thích hợp. Ví dụ, xây dựng đập tạm để ngăn nước mặn xâm nhập vào nguồn nước đầu vào của nhà máy nước ở tỉnh Khánh Hòa, đặt phao nổi ngăn dầu tràn qua kênh dẫn nước nhà máy nước ở Hải Dương đã được triển khai rất hiệu quả.
Trong một số trường hợp, các biện pháp kiểm soát có thể rất đơn giản và được chính đơn vị cấp nước thực hiện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các giải pháp lại nằm ngoài khả năng và phạm vi của đơn vị cấp nước. Ví dụ, nguồn nước là các con sông chảy qua nhiều tỉnh và thành phố. Do vậy, việc bảo vệ nguồn nước khỏi các rủi ro trở nên khó khăn và phức tạp. Để ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan như các bộ, ngành, sở, chính quyền địa phương, các đơn vị cấp nước và cộng đồng người dân.
Sau sự cố nước sạch sông Đà vừa qua, WHO có khuyến cáo gì với cơ quan quản lý tại Việt Nam?
Việt Nam cần phải xây dựng Luật Nước sạch quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các đơn vị cấp nước. Khi luật được thực thi, KHCNAT sẽ được áp dụng bắt buộc đối với tất cả các đơn vị cấp nước và nhờ đó, sức khỏe cộng đồng mới có thể được bảo vệ khỏi các sự cố như vừa qua.
Thông thường, việc bảo vệ nguồn nước nằm ngoài khả năng của các đơn vị cấp nước, do đó, cần phải có Ban chỉ đạo liên ngành ở cấp trung ương và cấp tỉnh để phối hợp tất cả bên liên quan trong việc bảo vệ an toàn và an ninh nguồn nước. Cần thiết lập Ban chỉ đạo CNAT ở cấp quốc gia để đối phó với các rủi ro liên tỉnh, Ban chỉ đạo cấp tỉnh để giải quyết các tranh chấp lợi ích trong việc sử dụng nguồn nước và phòng ngừa rủi ro nguồn nước từng tỉnh.
Cảnh sát môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sự cố, tương tự sự cố đã xảy ra tại nguồn nước sông Đà. Cộng đồng người dân sống trong khu vực gần với nguồn nước cần được huy động tham gia vào quá trình bảo vệ nhà máy xử lý nước, hồ chứa, hệ thống đường ống, vòi nước và các bể chứa.
Cảm ơn ông.
Các nhà máy nước cần có hệ thống cảnh báo sớm như hệ thống bể chỉ thị sinh học trước khi nước vào hệ thống xử lý để phát hiện các rủi ro có thể xảy ra đối với nước nguồn. Cần phải xét nghiệm thường xuyên nhằm theo dõi tốt hơn chất lượng nước và đảm bảo hệ thống không gặp rủi ro, sự cố. Trên toàn quốc, cần phải xây dựng một hệ thống và quá trình giám sát chất lượng nước hiệu quả.
UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư...
UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc thực hiện đợt cao điểm “90 ngày, đêm” làm sạch dữ liệu hôn nhân và cắt giảm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn Thành phố.
Ngày 22/6/2025, Công an tỉnh An Giang phối hợp Công ty cổ phần Thép Miền Tây tổ chức tiêu hủy hơn 1.500 công cụ hỗ trợ và vũ khí thô sơ các loại đã tiếp nhận, vận động thu gom, thu hồi trên địa bàn. Thừa ủy quyền Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang, Thượng
Ngày 22/6, tại TP Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) đã diễn ra Lễ khởi công Dự án Đường dẫn ra Cảng tổng hợp thành phố Hà Tiên – một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Hà Tiên nói riêng và tỉnh Kiên Giang nói chung.
Các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021- 2025, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
“Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện.
Liên quan đến việc hơn 1.000 chai nước mắm bị vứt bỏ ở tỉnh Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa sẽ phối hợp với chính quyền kiểm tra xưởng sản xuất của Công ty CP chế biến thủy sản T.H.
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy về phòng, chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đến 17h ngày 20/6, tổng thiệt hại do mưa lũ ở địa phương này ước tính khoảng 7,42 tỷ đồng.
Tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án ma túy cần sa trên không gian mạng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt giữ tổng số 26 đối tượng trong đường dây với số lượng ma túy cần sa mua bán, tiêu thụ đặc biệt lớn.
Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tuyên truyền cho người thân, bạn bè về phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát hình sự) - Công an TP Đà Nẵng vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 8 đối tượng về tội “gây rối trật tự công cộng”.
Bước đầu, Định khai nhận, trong khoảng thời gian từ ngày 17/5 đến ngày 08/6, lợi dụng lúc đêm khuya đối tượng gây ra hàng loạt vụ trộm ở các đình chùa trên địa bàn tỉnh Hải Dương...
Đại tá Ngô Thanh Bình, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an đã có cuộc gặp xã giao trực tuyến với Ngài Đại tướng Khing Sà-rạt, Cục trưởng Cục Chống tội phạm ma túy, Tổng cục Công an quốc gia, Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.