Câu chuyện về 18 đời vua Hùng kéo dài hàng nghìn năm từng gây tranh cãi; lo ngại các di tích thời kỳ Hùng Vương bị phá hủy; sự kiện Hùng Nghị Vương đánh Thục ở Ai Lao có thật không; Cổ Loa vào thời trước An Dương Vương đã có vai trò gì liên quan đến các vua Hùng… Đó là những vấn đề liên quan đến thời đại Vua Hùng mà các nhà khoa học, nhà sử học đang cố gắng “vén bức màn” bí ẩn.
Tại hội thảo khoa học quốc gia “Thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử Việt Nam” do Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển văn hóa Hùng Vương tổ chức, các nhà khoa học như PGS.TS Hoàng Văn Khoán, Trịnh Sinh, Nguyễn Minh Tường, GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung… đều tập trung làm rõ thời đại Hùng Vương trong lịch sử thông qua sử liệu, kết quả khảo cổ học mấy chục năm qua.
Xung quanh con số 18 đời Vua Hùng
Theo đó, sự thật về 18 đời Vua Hùng đến nay vẫn còn là ẩn số đối với lịch sử Việt Nam, cần được các nhà khoa học nghiên cứu thêm để thống nhất. Theo một số tài liệu lịch sử, từ thời điểm Kinh Dương Vương lên ngôi năm 2879 TCN cho đến hết thời Hùng Vương năm 258 TCN, kéo dài tới 2.622 năm.
Như vậy, 18 đời Vua Hùng trị vì 2.622 năm, tính trung bình mỗi vị vua trị vì hơn 145 năm? Con số này có nhiều giả thiết khác nhau, nhiều ý kiến hoài nghi. Thậm chí, trong cuốn “Việt Sử tiêu án” viết năm 1775, tác giả Ngô Thì Sĩ cũng tỏ ra băn khoăn: "Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được?".
Còn tác giả Nguyễn Khắc Thuần trong cuốn “Thế thứ các triều vua Việt Nam” viết: "18 đời nối nhau trị vì 2.622 năm là những con số rất khó thuyết phục người đọc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng với người Việt, số 9 là số thiêng, các bội số của số 9 (như 18, 36, 72, 99) cũng là những số thiêng tương tự.
Cho nên, con số 18 đời Hùng Vương mà Hùng triều ngọc phả nói tới cũng chỉ là ước lệ, biểu tượng của một ý niệm thiêng liêng nào đó". Theo bản “Ngọc phả Hùng Vương” được soạn năm 980 dưới triều Vua Lê Đại Hành, không phải 18 đời Vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua. “Tân đính Lĩnh Nam chích quái” thời Hậu Lê cũng viết là 18 ngành Vua Hùng, không phải 18 vị vua.
Câu chuyện 18 đời Vua Hùng, các nhà khoa học giải thích con số này chỉ mang tính biểu tượng. Quan điểm thống nhất và đã được Nhà nước chấp nhận là thời đại Hùng Vương cách ngày nay xa nhất 2.700 năm, với sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và trùng khớp với văn hóa Đông Sơn. Điều này được các nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, nhân học chứng minh trong suốt nửa thế kỷ qua.
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, đã từng có bốn cuộc hội nghị khoa học cấp quốc gia đã được tổ chức vào các năm 1968, 1969, 1971 và 1972 về triều đại Hùng Vương ở nước ta.
Với cách tiếp cận đa bộ môn và phương pháp nghiên cứu liên ngành, cùng với quá trình khai quật nhiều di chỉ khảo cổ học thuộc các văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun, Phùng Nguyên và đặc biệt là văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc bản địa, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, thời kỳ Hùng Vương là có thật trong lịch sử Việt Nam, niên đại sớm nhất là thế kỷ VIII trước Công nguyên và muộn nhất là thế kỷ II trước Công nguyên.
Với tầm quan trọng và những thành tựu đạt được của Nhà nước Văn Lang trong thời kỳ này trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tầm bao quát của Nhà nước ấy trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam thời kỳ dựng nước, đã có thể định danh một thời đại trong lịch sử Việt Nam: Thời đại Hùng Vương.
Nhiều di tích bị phá hủy
Từ năm 1971 tới nay, các nhà khảo cổ học đã có điều kiện để khai quật thêm nhiều di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn hoặc văn hóa Phùng Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của Nhà nước Văn Lang thời đại Hùng Vương.
Bên cạnh việc trồng lúa và hoa màu, nghề chăn nuôi, nghề làm đồ gốm, luyện kim (đúc đồng, luyện sắt) có vai trò to lớn thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện được dấu vết của một số trung tâm đúc đồng và lò luyện quặng để lấy sắt…
Tại hội thảo mới đây, PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam thay mặt các nhà khảo cổ phục dựng lại đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân thời Hùng Vương với nhiều chi tiết sinh động.
PGS.TS Hoàng Văn Khoán - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, từ việc dùng gậy chọc lỗ, dùng cuốc tiến lên nông nghiệp dùng cày, có lưỡi bằng kim loại, có sức kéo bằng động vật là cuộc cách mạng trong nông nghiệp thời dựng nước. Khảo cổ học đã phát hiện 4 loại lưỡi cày đồng mà hình dáng của nó tương ứng với 4 vùng đất khác nhau, đất nào cày ấy.
Ở vùng trung du là lưỡi cày hình tam giác, lưỡi cày hình thoi ở lưu vực sông Hồng, lưỡi hình chân vịt ở lưu vực sông Mã, lưỡi cày vai ngang ở lưu vực sông Cả. Nghề luyện kim, đúc đồng và luyện sắt cũng phát triển ở thời đại Hùng Vương.
Có 4 trung tâm đúc đồng lớn dưới thời này được phát hiện gồm: xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội); Trung tâm Đình Tràng (xã Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội); Trung tâm Luy Lâu (xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh) và Trung tâm Thành Dền (xã Tự Lập, Mê Linh, Vĩnh Phúc). Ngoài ra, đồ gốm cũng rất phát triển trong thời đại Hùng Vương.
TS Trần Anh Dũng - Viện Khảo cổ học Việt Nam cho rằng, ở giai đoạn này, khảo cổ học đã phát hiện được 9 khu lò sản xuất gốm, tập trung ở 4 tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thanh Hóa và Quảng Ninh.
Còn PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ - Viện Sử học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thông tin, nếu lấy Đền Hùng làm tâm, trong bán kính khoảng 10km quanh khu vực núi Nghĩa Lĩnh (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), nơi được coi là kinh đô đầu tiên của Nhà nước Việt Nam, đến nay đã có 40 di tích khảo cổ thời đại kim khí.
Một chuỗi di tích, di vật thu được tạo thành một hệ thống văn hóa kế tiếp nhau. Đó là những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, có giá trị lịch sử - văn hóa như truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng bánh dày”, “Sơn Tinh - Thủy Tinh; là những lễ hội với các trò diễn, nghi lễ, diễn xướng dân gian độc đáo như: Hội cày tịch điền ở Minh Nông (TP Việt Trì), hội rước Chúa gái ở Chu Hóa, Hy Cương (huyện Lâm Thao); những dân ca lễ nghi tín ngưỡng, mà cụ thể là hát xoan, món ăn tinh thần không thể thiếu trong cộng đồng dân cư Phú Thọ…
Quan trọng là vậy nhưng cũng tại hội thảo, các nhà khoa học đã chỉ ra, hầu hết các di tích của thời kỳ Hùng Vương đến nay đã bị phá hủy hoàn toàn.
Theo một khảo sát của các nhà khảo cổ học thời kỳ kim khí của Viện Khảo cổ, sơ bộ tới năm 2.000 có trên 1000 di tích thời Đông Sơn. Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, chúng ta mất trên 50% di tích thuộc thời đại này. Riêng miền đất tổ Phú Thọ, Vĩnh Phúc các di tích thời đại Hùng Vương và tiền Hùng Vương mất tới 90%, nghĩa là gần như bị phá hủy hoàn toàn.
“Theo Công ước của UNESCO về Di sản văn hóa, đặc biệt Công ước về di sản khảo cổ học Lausanne 1990, đây là loại di tích quan trọng nhất mang tính xác thực cao nhất để chứng minh thời kỳ Hùng Vương là có thật, đồng thời đây là loại di tích dễ bị phá hủy nhất và một khi đã bị phá hủy không bao giờ có thể tái sinh được. Các nhà nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, đánh mất di tích lịch sử là đánh mất trí nhớ của cả một dân tộc, là bỏ quên nguồn cội của dân tộc” - PGS.TS Tống Trung Tín cảnh báo.
Tình trạng thương mại hóa di tích, vi phạm di tích hiện nay khá phố biển; công tác trùng tu, tôn tạo di tích còn thiếu đồng bộ. Hệ thống giao thông tại nhiều di tích còn rất khó khăn, nhiều di tích có giá trị lớn về văn hóa - lịch sử nhưng luôn trong tình trạng vắng khách tham quan, thậm chí biệt lập với xã hội do cơ sở hạ tầng còn yếu kém...
Nhiều câu hỏi hóc búa vẫn đang đợi các nhà nghiên cứu lý giải
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc Việt được Đảng, Nhà nước và xã hội coi trọng, thể hiện qua việc lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm là ngày Quốc lễ.
Liên Hợp quốc cũng đánh giá cao tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam khi UNESCO ghi danh "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại. Thời đại Hùng Vương, Giỗ tổ Hùng Vương luôn có vị trí quan trọng trong tâm thức mỗi người dân nước Việt. Điều này khẳng định, người dân Việt Nam có chung một nguồn cội.
Do đó, TS. Nguyễn Văn Cường - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đưa ra ý kiến rằng các nhà nghiên cứu cần đi sâu tìm hiểu để trả lời các câu hỏi cũng là thách thức khoa học như: Tại sao các Vua Hùng được thờ ở địa điểm hiện tại; Tại sao đền Hùng lại có cột thờ bằng đá tương truyền An Dương Vương thề với Vua Hùng; Sự kiện liên quan tới các tướng kể cả thủy binh, bộ binh thời Vua Hùng ra sao; Tại sao lại thờ nhiều nhân vật thuộc thần núi như Tản Viên, Cao Sơn; Sự kiện Hùng Nghị Vương đánh Thục ở Ai Lao có thật không; Cổ Loa vào thời trước An Dương Vương đã có vai trò gì liên quan đến các vua Hùng; Nguồn gốc tộc người Thục và quan hệ Thục- Hùng …
TS Cường nhấn mạnh: “Các cơ quan chức năng không ngừng nâng cao giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Phổ biến tới toàn dân, đặc biệt là thế hệ trẻ khẩu hiệu “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO, ICOMOS nhấn mạnh tới “một chương trình thông tin đại cương” cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trường.
Vì thế, cơ quan chức năng sớm hoàn thành hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị. Nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa”. Từ các kết quả nghiên cứu, một số nhà khoa học khẳng định, về kinh tế, sự ra đời và phát triển của nền nông nghiệp lúa nước dùng các công cụ như cày, bừa, dùng trâu bò làm sức kéo có thể coi là một cuộc cách mạng trong nông nghiệp ở nước ta thời dựng nước.
Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Sáng 2/10, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn trở lại Lào Cai trao tặng những phần quà ý nghĩa hỗ trợ học sinh tại các điểm bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Ngày 29/09/2024, lễ ra mắt sản phẩm và các giấy phép công bố thuộc thương hiệu HAMYY SKIN với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của người Việt đặt tiêu chuẩn quốc tế.
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.
Tối 7/10, Công an tỉnh Bình Thuận thông tin, trong quá trình tuần tra vũ trang, lực lượng chức năng ở thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh phát hiện một đối tượng là nam thanh niên trên địa bàn đang giấu ma túy đá trong 8 bịch nilon.
TAND tỉnh Bắc Giang vừa mở phiên tòa xét xử, tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Huế (SN 1983), trú tại thôn Dĩnh Tân, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Bắc Giang vừa tiến hành bắt giữ đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, khi đối tượng này đang lẩn trốn tại khu vực biên giới.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 9 ước đạt 535,8 nghìn tỷ đồng. Tính chung 9 tháng năm 2024, ước đạt 4.703,4 nghìn tỷ đồng.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.