Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

“Cái bắt tay” nhà nước – tư nhân: Lời giải cho lý thuyết trò chơi

Nhà nước và Pháp luật
03/04/2018 08:50
P.Thảo (thực hiện)
aa
“Chung tay hợp tác, khó khăn lớn nhất với cả chính quyền và doanh nghiệp là và sự đồng thuận, về mong muốn làm việc, về chia sẻ lợi ích, về chấp nhận rủi ro. Những thành công có được chủ yếu nhờ vào các yếu tố: Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp có nội lực và người dân đồng tình. Đây chính là lời giải cho thuật toán của lý thuyết trò chơi”…


PGS. TS. Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trao đổi về việc huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng.

PGS.TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
PGS.TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Việc huy động nguồn lực tư nhân phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông đang được nhiều địa phương coi là “phép màu” để thay đổi diện mạo, làm động lực cho phát triển kinh tế mà tiết kiệm được ngân sách nhà nước. Ông có chia sẻ với nhận định này?

“Công thức” thành công của các nước cho thấy, cần đầu tư khoảng 7% GDP vào cơ sở hạ tầng là điều kiện để duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Đài Loan và Hàn Quốc từng đầu tư rất mạnh vào cơ sở hạ tầng trong thời kỳ công nghiệp hóa nhanh chóng, Đài Loan là 9,5% GDP trong giai đoạn 1970-1990 và Hàn Quốc là 8,7% trong giai đoạn 1960-1990. Trung Quốc bình quân đầu tư 8% GDP vào cơ sở hạ tầng giai đoạn 2003-2004. Với “công thứ” đó, họ đều xây dựng được những hệ thống cơ sở hạ tầng tiện ích hiện đại.

Vấn đề ở Việt Nam là nhu cầu đầu tư rất lớn mà ngân sách nhà nước hạn chế, cần có nguồn phối hợp. Nếu chỉ dùng ngân sách thì hoặc là chỉ được ít công trình hoặc kéo dài thời gian. Nếu nhà nước vay để đầu tư, sẽ tạo ra nợ công. Trần nợ công đã xác định và nợ công đã áp sát mức trần nên không thể mở rộng vay nợ nữa. Đây là tình trạng “lưỡng nan”, cần tháo gỡ bằng cách huy động vốn xã hội để đẩy nhanh tiến độ, làm được nhiều công trình.

Vì thế, thời gian qua, nhiều công trình đầu tư theo hình thức PPP được đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Hạ tầng giao thông được nâng cấp góp phần thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bến cảng, sân bay, đường thủy nội địa, khu công nghiệp được kết nối bằng hệ thống giao thông đường bộ góp phần giảm chi phí xã hội, tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu, lưu thông nhanh chóng. Có thể nói việc đưa vào khai thác các dự án đầu tư theo hình thức PPP đã tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Đánh giá về công tác xây dựng kết cấu hạ tầng trong cuộc họp cuối tháng 2/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Bây giờ không xã hội hóa thì nguồn lực đâu cho phát triển. Phải xã hội hóa để Nhà nước có lợi, nhà đầu tư có lợi, người dân có lợi mới được”. Từ góc độ người nghiên cứu về các chính sách huy động, phân bổ nguồn lực, ông nhận định thế nào về thực tế hoạt động này thời gian qua?

Giai đoạn 2011-2016, Bộ GTVT đã huy động khoảng 171.308 tỷ đồng, trong đó vốn BOT là 154.481 tỷ đồng/59 dự án, chiếm khoảng 90,2% (riêng các dự án đường bộ là 169.813 tỷ đồng/57 dự án). Đến nay, đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 55 dự án BOT với tổng mức đầu tư 137.819 tỷ đồng (toàn bộ là lĩnh vực đường bộ).

Tại các địa phương, theo báo cáo, 43 tỉnh, thành phố đã huy động được hơn 80.000 tỷ đồng cho các dự án BOT. Nhiều công trình trọng điểm, có tính kết nối cao giữa các vùng miền đã được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (mở rộng Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên...).

Như vậy là nhà nước được hưởng lợi. Nhà đầu tư thì được đảm bảo lãi suất, được đảm bảo quyền lợi phái sinh, giảm rủi ro. Đối với nhà đầu tư tại Việt Nam, đây là một hướng đầu tư mới khá hấp dẫn. Trong các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT đã đi vào khai thác, nhiều nhà đầu tư hài lòng với lợi nhuận đạt được từ dự án. Có dự án cả doanh thu và lợi nhuận đều vượt trội cao so với dự kiến do tốc độ phương tiện tham gia giao thông tăng cao, nhất là trong bối cảnh kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.

Người dân tham gia giao thông thì cũng được hưởng những dịch vụ, hàng hóa công cộng tốt hơn, đầy đủ hơn với một mức chi phí hợp lý. Đặc biệt, chủ trương xây dựng cầu theo hình thức hợp đồng BOT ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là rất phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn trong mọi điều kiện thời tiết.

Ông khẳng định PPP là hình thức đầu tư rất tốt, nhất là khi nợ công đang ở trạng thái căng thẳng. Nhưng đây có thể xem là liệu pháp “cứu cánh” hiện nay khi cũng đã có không ít những vấn đề đau đầu phát sinh vì sự bất cân bằng lợi ích nhà nước – nhà đầu tư – người dân bộc lộ vừa qua?

PPP là một giải pháp mà mỗi một giải pháp luôn có mặt tích cực và mặt hạn chế.

Tính tích cực của giải pháp PPP là các bên đều được đảm bảo lợi ích. Trong bối cảnh nguồn ngân sách có hạn nhưng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, việc huy động nguồn lực ngoài nhà nước vào đầu tư cơ sở hạ tầng là một giải pháp. Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, nguồn lực trong xã hội đã tăng lên. Một bộ phận không nhỏ nguồn lực trong dân đang nằm ở dạng tích trữ. Nếu có những cơ chế thích đáng và những đảm bảo (nhất là về mặt thể chế), hoàn toàn có cơ sở tin tưởng rằng, nguồn lực trong xã hội sẽ được thu hút vào phát triển cơ sở hạ tầng. Tôi nhắc lại, PPP là một giải pháp, đồng hành với giải pháp nhà nước bán công trái, trái phiếu công trình hay các dạng khác

Hạn chế của giải pháp PPP là các phương án được tính trên dự án tiền khả thi, khả thi liệu có hiện thực hay không? Khi xuất hiện những bất cập thì việc xem xét, điều chỉnh dự án sẽ phụ thuộc không chỉ một bên mà các bên tham gia. Hơn nữa, nếu dự án đã xong đầu tư nhưng không thu được tài chính như kì vọng sẽ rất khó xử lý.

Ông cũng từng lạc quan khi nhận định, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP ở các địa phương rất hấp dẫn các nhà đầu tư, nhiều dự án DN “xếp hàng” đăng ký tham gia. Nhưng thực tế, số tỉnh, thành thành công với mô hình này không cao áp đảo. Bên cạnh những Quảng Ninh, Bình Dương, TPHCM thì những bài học kinh nghiệm như Hà Giang thời kỳ “đại công trường” hay nhiều tỉnh Tây Nam Bộ với những phức tạp song hành cùng các tuyến đường BOT chạy qua cũng khiến nhiều người lo ngại?

Việc Quảng Ninh, Bình Dương, TPHCM thành công có lý do từ rất nhiều phía. Thứ nhất, chính quyền các tỉnh thành phố này rất thân thiện với doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thứ hai, doanh nghiệp tại các tỉnh thành phố này có nội lực, nhất là có khả năng tài chính thực sự. Ba là, người dân các tỉnh thành phố này rất hợp tác, vì lợi ích chung.

Nếu chỉ một phía không đồng thuận, các dự án PPP rất khó thành công. Hà Giang là một ví dụ cho việc không xem xét thấu đáo khả năng thanh toán. Các dự án triển khai nhiều, nhà nước không có nguồn thanh toán. Điều này được khắc phục ở PPP. PPP là các bên cùng tham gia đầu tư, phần của nhà đầu tư sẽ được chi trả từ nguồn thu phí, không phải từ nguồn ngân sách. Nói khác đi, nhà nước không vay, không ứng của nhà đầu tư mà nhà nước đồng hành với nhà đầu tư, thu phí dự án để trả lại nhà đầu tư. Vì vậy, PPP được đánh giá là phương thức có khả năng chi trả. Còn nững phức tạp song hành với những tuyến đường BOT chạy qua không phải do BOT hay PPP mà do những lí do bên ngoài PPP hoặc phái sinh trong quá trình quản lý, thực hiện dự án PPP, vận hành công trình PPP, đặc biệt là do những bất cập, yếu kém của hệ thống pháp luật về PPP hiện nay.

Câu Bạch Dằng nằm trên cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đang vào giai đoạn hoàn thành
Câu Bạch Dằng nằm trên cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đang vào giai đoạn hoàn thành

Đơn cử từ “hiện tượng” Quảng Ninh, địa phương huy động được tới 48.000 tỷ đồng cho các dự án xã hội hóa về hạ tầng giao thông trong 4 năm qua, với nhiều dự án quan trọng như sân bay Vân Đồn, cảng Hòn Gai, cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, Hạ Long – Vân Đồn… ông thấy có điểm gì mới khi giải bài toán “đổi đất lấy hạ tầng” để thu hút đầu tư?

Bài toán đổi đất lấy hạ tầng không mới, đã có từ những năm 90. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế này đem lại thành công và không thành công đan xen. Nếu đảm bảo được yếu tố công khai, minh bạch và đồng thuận cao trong việc xem xét, đánh giá, định giá đất và chi phí công trình thì việc này hoàn toàn có thể triển khai được.

Việc Quảng Ninh có được thành công chủ yếu nhờ vào những yếu tố đã đề cập: Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp có nội lực và người dân đồng tình. Cả ba đồng thuận, hướng tới thành công chung. Đây chính là lời giải cho thuật toán của lý thuyết trò chơi.

Ông có thể phân tích điểm khó nhất với cả chính quyền và doanh nghiệp khi cùng chung tay hợp tác công – tư thực hiện các dự án hạ tầng tại địa phương? Lời giải như Quảng Ninh đã làm có thể áp dụng chung cho các nơi?

Khó khăn lớn nhất là sự đồng thuận, đồng thuận về mong muốn làm việc, đồng thuận về chia sẻ lợi ích, đồng thuận về chấp nhận rủi ro. Để đạt được sự đồng thuận, tất yếu cần có sự hợp tác, đóng góp, xích lại gần nhau của cả ba bên. Tuy nhiên, vấn đề then chốt nằm ở lợi ích của nhà đầu tư. Làm sao giải quyết được vấn đề lợi ích là rất quan trọng. Bên cạnh đó, quyền lợi của người dân, người sử dụng là quyết định. Người dân sẽ là người trả tiền cho thu phí công trình PPP. Nếu người dân cảm thấy thỏa đáng, PPP sẽ thành công và ngược lại. Trên hết, lợi ích của nhà nước và cao hơn là lợi ích quốc gia cũng cần được xem xét, đánh giá để đạt được lợi ích tối đa nhưng phải đồng thuận.

Xin cảm ơn ông!

bài liên quan
Đề xuất chuyển đổi 3 dự án thành phần dự án cao tốc Bắc – Nam sang đầu tư công

Đề xuất chuyển đổi 3 dự án thành phần dự án cao tốc Bắc – Nam sang đầu tư công

Chính phủ đề xuất chuyển đổi 3 dự án thành phần sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công...
Trình Quốc hội xem xét 3 phương án đầu tư “đại dự án” cao tốc Bắc - Nam

Trình Quốc hội xem xét 3 phương án đầu tư “đại dự án” cao tốc Bắc - Nam

Chính phủ vừa đề xuất Quốc hội xem xét 3 phương án, trong đó bảo lưu quan điểm ưu tiên chuyển đầu tư công.
“Cái bắt tay” nhà nước – tư nhân: Lời giải cho lý thuyết trò chơi

“Cái bắt tay” nhà nước – tư nhân: Lời giải cho lý thuyết trò chơi

“Chung tay hợp tác, khó khăn lớn nhất với cả chính quyền và doanh nghiệp là và sự đồng thuận, về mong muốn làm việc, về chia sẻ lợi ích, về chấp nhận rủi ro. Những thành công có được chủ yếu nhờ vào các yếu tố: Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp có nội lực và người dân đồng tình. Đây chính là lời giải cho thuật toán của lý thuyết trò chơi”…
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Phát hiện, bắt giữ số lượng ma túy lớn nhất từ trước đến nay

Đắk Lắk: Phát hiện, bắt giữ số lượng ma túy lớn nhất từ trước đến nay

Công an phát hiện 4.960 viên ma túy loại MDMA và 1kg ma túy loại Ketamine được ngụy trong thùng thuốc nam.
Hệ thống Trường liên cấp Newton: 15 năm một chặng đường phát triển

Hệ thống Trường liên cấp Newton: 15 năm một chặng đường phát triển

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, các thế hệ thầy và trò Hệ thống trường liên cấp Newton luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực phấn đấu xây dựng trường thành điểm sáng về chất lượng và hiệu quả
Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Tin bài khác
Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2

Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Nghệ An: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 02 ước tăng 5,96% so với cùng kỳ

Thông tin được Giám đốc Sở KH&ĐT Phạm Hồng Quang đưa ra tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2024 của UBND tỉnh Nghệ An.
Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đồng Nai: Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam chúc mừng các y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Công an tỉnh Đắk Nông khen thưởng các đơn vị bắt nóng các đối tượng cướp giật tài sản

Trước đó, Công an thành phố Gia Nghĩa phối hợp các đơn vị liên quan, Công an huyện Tuy Đức, Công an xã Đắk Ngo tổ chức truy nóng các đối tượng.
Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Đồng Nai triển khai nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số

Mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu suất phục vụ lĩnh vực CĐS và cải thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước.
1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

1.500 tân binh Hà Tĩnh lên đường tòng quân

Sáng nay (26/2), 1.500 thanh niên ưu tú của Hà Tĩnh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân (CAND).
Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hoá dự Lễ giao, nhận quân tại huyện Hậu Lộc

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa được giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi 3.650 công dân nhập ngũ vào Quân đội; 441 công dân nhập ngũ vào Công an.
Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Chi tiết tiền lương và phụ cấp chức vụ của lực lượng Công an nhân dân năm 2024 chính xác nhất

Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,8 triệu đồng thì tiền lương chức vụ Thiếu Uý Công an nhân dân năm 2024 là 14,4 triệu đồng.
Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Biên Hòa tổ chức hội trại tòng quân và lễ giao, nhận quân 2024

Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Nghệ An: 3.250 công dân lên đường nhập ngũ

Sáng 26/2, đồng loạt 21 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ giao, nhận quân năm 2024.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.