Dưới đây là gợi ý những món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng 2018.
|
Anh minh họa. (Nguồn Dân trí) |
Cúng Rằm tháng Giêng hay cúng Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa người Việt. Ông cha ta có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, đây là ngày trăng tròn đầu tiên trong năm mới Âm lịch, dân gian ta thường gọi là Tết Nguyên Tiêu hay lễ Thượng Nguyên.
Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn.
Theo quan niệm của người Việt, việc chuẩn bị mâm cỗ truyền thống cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng, bởi "cúng cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng". Mâm cỗ phải có đầy đủ các vị: chua, cay, mặn, ngọt, bùi. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa nộm/dưa muối, vị ngọt của bánh, vị bùi của nhân đậu xanh, của vừng lạc... tượng trưng cho sự hài hoà âm dương trong cuộc sống.
Mâm cỗ cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn, khá giống mâm cỗ ngày Tết. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa. Với nhà khá giả có thể có nhiều hơn. 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc. 6 đĩa gồm thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm. Tổng cộng là tròn 10 món.Về cơ bản thì hầu như mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng không khác nhiều so với Tết Nguyên Đán.
Dưới đây là một số gợi ý món ăn nên có trong mâm cỗ cúng ngày Rằm tháng Giêng.
Bánh Trôi, bánh Chay
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Kiến Thức) |
Bánh trôi bánh chay (chè trôi nước) cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm. Theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Canh măng
|
Bát miến mọc (Nguồn: Tintuconline) |
Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu món canh măng miến nấu móng giò. Món ăn đơn giản mà chất chứa hơi thở dân tộc, hồn ẩm thực Việt lâu đời, là món ăn gợi sự ấm áp trong những ngày đầu xuân sum vầy.
Bánh Chưng
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Kiến Thức) |
Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu – rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
Xôi Gấc
|
Ảnh minh họa. (Nguồn Eva) |
Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà tổ tiên ngày rằm đầu tiên của năm mới sẽ giúp cho mâm cỗ được nổi bật hơn. Không những thế màu đỏ của xôi gấc còn mang ý nghĩa của sự may mắn, mọi điều tốt đẹp.
Thịt Gà
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Yêu trẻ) |
Từ xưa đến nay gà luộc là một món không thể thiếu trong mâm cúng dâng lên ông bà tổ tiên trong các ngày lễ. Gà không chỉ là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, mà hình ảnh gà trống còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Theo quan niệm của người xưa gà trống biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ và là loài có 5 cái đức lớn: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.
Mâm Ngũ quả
|
Ảnh minh họa. (Nguồn: Eva) |
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam. Trước là thờ cúng tổ tiên, sau là mong ước an khang thịnh vượng. Tùy theo từng vùng miền với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả. rên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa “cầu sung túc vừa đủ xài”.
Người miền Bắc thì lại bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì thế, mâm ngũ quả cũng phải phối theo 5 màu: Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Cách bài trí, sắp xếp màu sắc từng loại quả xen kẽ với nhau để đẹp mắt, hợp phong thủy ngày Tết. Tuy không câu nệ nhiều hay ít, nhưng mọi người đều sắm đủ lễ, đủ loại, hoa quả phải thuận theo ý nghĩa để bày cúng.
Bên cạnh đó, các vật phẩm khác cần chuẩn bị như:
- Hương hoa vàng mã
- Đèn nến
- Trầu cau
- Rượu
Vì sao rằm tháng Giêng gọi là Tết nguyên tiêu Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Theo Phật giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật, Phật tử đến ngày đó thường phải đi lễ chùa. Đêm rằm tháng Giêng là đêm (Tiêu) đầu tiên (Nguyên), nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn… Rằm tháng Giêng còn là lễ thượng nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng bảy là lễ trung nguyên và rằm tháng mười là lễ hạ nguyên. |