Bất chấp lệch cấm và sự vận động từ các tổ chức nhân quyền thế giới, việc thực hành nghi lễ Trokosi - gửi trinh nữ đến các đền thờ làm nô lệ vẫn diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ. Các trinh nữ được đưa đến đây với trách nhiệm phục vụ các thầy tế, trở thành nô lệ để đền tội cho một thành viên nào đó trong gia đình.
Các trinh nữ thuộc tộc Ewa dễ dàng bị đem hiến tế cho các thần linh.
Vào năm 2016, nữ đạo diễn Leila Djansi đã cho ra mắt bộ phim “Like Cotton Twines” để kể về tập tục Trokosi tại quê hương Ghana của cô. Bộ phim đã được đề cử cho “Phim viễn tưởng hay nhất thế giới” tại Liên hoan phim Los Angeles.
Trong phim, nam diễn viên Jay Ellis thủ vai một giáo viên người Mỹ ở một ngôi làng hẻo lánh ở phía Đông Nam Ghana. Anh đặc biệt quan tâm đến một trong những học sinh đầy triển vọng của mình sau khi biết cô bé 14 tuổi sẽ phải nghỉ học để đi làm nô lệ cho một đền thờ ở địa phương. Cô bé phải làm vậy vì lỗi lầm gì ư? Câu trả lời là em chẳng có lỗi gì cả mà người gây ra tội ác là cha của em...
Nguồn gốc của hủ tục
Việc trao các cô gái còn trinh cho các vị thần là một phần của nhiều tôn giáo cổ đại. Ở Tây Phi, tục lệ này đã tồn tại ít nhất vài trăm năm. Các hủ tục tương tự được tìm thấy trong triều đình của Vương quốc Dahomey (1600-1904, hiện nay là Cộng hòa Benin) vào thế kỷ 18 và 19. Những người vợ, nô lệ và trên thực tế là tất cả những người có quan hệ với hoàng gia Dahomey đều được gọi là “ahosi”, từ “aho” có nghĩa là “vua”, và “si” có nghĩa là “thuộc hạ”.
Theo một ước tính, có từ 5.000 đến 7.000 ahosi sống trong cung điện ở Abomey, và không có đàn ông nào sống ở đó ngoại trừ vài trăm hoạn quan được giao nhiệm vụ kiểm soát phụ nữ. Sau khi mặt trời lặn, không một người đàn ông nào được phép vào cung điện ngoại trừ nhà vua. Nhà vua kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống và thậm chí cả cái chết của các ahosi.
Theo ghi chép của Alfred Burdon Ellis (1852-1894) về sự tồn tại của nghi thức dâng tế con gái còn trinh ở Đế chế Dahomey vào năm 1879, những người phụ nữ sau khi được hiến tế đều phải sống và chăm sóc đền thờ của các vị thần.
Các Trokosi dám bỏ trốn sẽ bị trừng phạt vô cùng tàn khốc.
Tuy nhiên, hoạt động chính của họ là trở thành nô lệ tình dục của các thầy tế - người đại diện cho các vị thần ngay tại khu vực đền thờ và cung điện. Vì cung điện là trung tâm của đời sống tôn giáo và là nơi thực hiện các nghi lễ hiến tế và thờ phụng tổ tiên. Các trinh nữ dần sống cuộc sống của một Trokosi hoàn toàn được điều khiển bởi một thầy tế trong ngôi đền.
Khi di cư vào Tây Phi, tập tục này đã lan rộng ở các quốc gia Cộng hòa Ghana, Cộng hòa Togo, Cộng hòa Benin, nơi có những tộc người Ewe và Fon sinh sống. Trong tiếng Evegbe, tên gọi Trokosi có thể hiểu là “nô lệ của thần linh”. Tín ngưỡng truyền thống của người Ewe là Voodoo, thờ phụng linh hồn. Họ quan niệm mọi vật trên thế gian đều có hồn và vị thần tối cao cai quản mọi linh hồn chính là Nữ thần Mawu - một người phụ nữ được xem là người hiền từ, bao dung, đức độ.
Người Ewe quy định con gái từ 10 tuổi trở lên có nghĩa vụ thay cha ông đền tội. Ví dụ, nếu một người đàn ông Ewe phạm phải tội lỗi như trộm cắp, ngộ sát... anh ta sẽ phải hiến con gái mới lớn của mình vào đền thờ, làm nô lệ cho thần linh.
Người Ewe tin rằng chỉ khi cống nộp thể xác một cô gái trinh nguyên trong gia đình cho thần linh thì tội lỗi mới có thể được gột rửa, tránh khỏi sự trừng phạt của các lời nguyền bí hiểm. Năm 2008, phong tục này vẫn còn được áp dụng tại ít nhất 12 ngôi đền ở Ghana và hàng chục ngôi đền khác tại Togo và Benin với số nạn nhân tế thần tổng cộng khoảng 10.000 Trokosi.
Tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất, nô lệ ấy phải là một cô gái còn trinh nguyên, tốt nhất là còn trẻ để cô ấy có thể sống đủ lâu để “trả nợ” cho hành vi sai trái của người thân trong gia đình. Nếu cô gái đó chết bất ngờ thì gia đình đó phải tìm một cô gái khác để thay thế.
Cuộc sống địa ngục
Các Trokosi được hiến tế hầu hết đều dưới 18 tuổi, thậm chí có những bé gái được dâng cho thần linh khi mới chỉ 2 tuổi. Đến kỳ kinh nguyệt đầu tiên, những em bé ấy thực sự trở thành nô lệ tế thần đúng nghĩa với buổi lễ công nhận chính thức. Sau đó như tập tục lâu đời, thầy tế bắt đầu “có quyền” ăn nằm với các bé gái bất cứ khi nào ông ta muốn.
Khi Enyonam Tordzro (sống tại Cộng hòa Ghana) 18 tuổi, cha mẹ cô đưa cô đến một ngôi đền ở Tsaduma, cách ngôi làng của họ vài giờ đi xe tải. “Họ nói rằng tôi cần phải đến đó để chuộc tội cho ai đó trong gia đình”. Enyonam (hiện đã 42 tuổi) nhớ lại rằng khi bị đưa đến đền cô bị lột hết quần áo. Cô trở thành một Trokosi - vợ và nô lệ của thần chiến tranh trong đền thờ.
“Tôi không có quần áo, chỉ có một mảnh vải để che chỗ kín và tôi phải đeo một sợi dây quanh cổ. Tôi là người thấp nhất trong số những người hầu”. Enyonam là một trong số 200 Trokosi của một thầy tế trong ngôi đền đó.
Một ngày mới của Enyonam bắt đầu vào 4h sáng, cô phải đi lấy nước, quét dọn khu nhà, làm việc cho đến tận chiều tối. Những thầy tế không cho các Trokosi quá nhiều thức ăn. Họ phải nhịn đói để làm việc, các Trokosi không có sự đồng cảm với nhau. Họ coi nhau là đối thủ để giành giật thức ăn và gây sự chú ý của các thầy tế để có được cuộc sống thoải mái hơn. Tất cả những người như Enyonam nếu có con với thầy tế thì đều phải tự mình chăm sóc chúng mà không có bất cứ sự giúp đỡ.
Các Trokosi sống trong cảnh đói khát, chật hẹp.
Các Trokosi lao dịch không chỉ trên các cánh đồng, trang trại, đem thu nhập kinh tế về cho nơi thờ phụng mà còn bị các thầy tế vắt kiệt sức lực, không trả một xu. Thậm chí, một số người còn bị đánh đập tàn nhẫn, đối xử vô cùng tệ bạc.
Dù chịu nhiều đau đớn cả về thể xác và tinh thần nhưng các Trokosi hầu hết đều không dám bỏ trốn. Bởi họ tin rằng, các vị thần có quyền năng tìm kiếm những kẻ sai trái và trừng phạt họ. Nếu những người Ewe cảm thấy có sự bất công thì sẽ đến đền thờ và đặt lời nguyền lên người phạm tội để họ sẽ bị trừng phạt bởi các vị thần. Những lời nguyền này có nhiều hình thức, những căn bệnh kỳ lạ, những cái chết không rõ nguyên nhân, những căn bệnh nan y hoặc những cái chết liên tiếp trong một gia đình. Vì vậy hầu hết những Trokosi không dám chạy trốn khỏi các đền thờ.
Còn nếu Trokosi nào dám cả gan bỏ trốn mà bị bắt lại thì sẽ phải hứng chịu những trận đòn kinh hoàng. Chính vì thế mà nhiều phụ nữ tế thần trong một số ngôi đền ở Ghana vẫn cắn răng chịu đựng và cống nạp thân xác để “trả giá” cho một sai lầm hay tội lỗi mà người thân trong gia đình đã phạm phải. Có Trokosi được trả tự do sau khi phục vụ một số năm cụ thể (thường là 3-5 năm) và có những người cam kết suốt đời.
Thập niên 1980-1990, nhiều cha xứ châu Âu và các nhà báo Ghana liên tục lên án bản chất tàn bạo của Trokosi. Các tổ chức bảo vệ trẻ em Ghana cũng vào cuộc, gây sức ép đòi hỏi chính phủ phải đưa ra giải pháp chấm dứt triệt để. Năm 1998, chính quyền Ghana ban hành luật cấm Trokosi, phạt tù 3 năm những ai vi phạm nhưng vẫn không có tiến triển đáng kể. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2015, vẫn còn khoảng 3.000 phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở Ghana vì phong tục Trokosi.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Tiếng súng chiến tranh đã tắt, những người lính trở về quê nhà không chỉ mang trên mình những vết thương hữu hình mà còn gánh cả những nỗi đau không lời.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.