Những ngày đầu năm 2017, gia đình bé Phạm Quốc Bảo (3 tuổi, ở An Lão, Hải Phòng) vừa tổ chức lễ sinh nhật trọn vẹn nhất từ trước tới nay. Bé Bảo vừa trải qua ca ghép tế bào gốc máu cuống rốn chữa bệnh tan máu bẩm sinh tại Bệnh viện Vinmec Times City.
Tin nên đọc
Khởi tố vụ án làm giả giấy khám sức khỏe Bệnh viện Giao thông vận tải
Bệnh viện Việt Đức có giám đốc mới
Thành lập Bệnh viện Y học biển
Bệnh viện Bạch Mai cần chấn chỉnh quy trình khám chữa bệnh
Cơ may “hồi sinh”
Nhìn con chơi ngoan, ăn uống tốt, da dẻ hồng hào và tóc đang mọc trở lại sau thời gian điều trị, anh Phạm Quốc Việt (bố bé Bảo) rất vui mừng. Đây là những ngày đầu tiên, hai vợ chồng anh yên tâm được về sức khỏe của con, nhất là kết quả xét nghiệm máu sau 3 tháng ghép đã có các chỉ số xét nghiệm tủy gần như bình thường. Anh cho biết, không chỉ Bảo mà cả gia đình cảm thấy như được "hồi sinh" sau 3 năm ròng đưa con đi chữa bệnh ở khắp nơi.
|
Bé Bảo được TS Dương Bá Trực - chuyên gia về huyết học & truyền máu của Vinmec - khám lại sau khi ghép tế bào gốc. |
Anh Việt chia sẻ: “Có những lúc tuyệt vọng, chúng tôi chỉ dám nghĩ cứ duy trì cho con được đến đâu hay đến đó, dù biết là ngắn ngủi. Nhưng giờ thì khác rồi, cuộc sống của con lại rộng mở. Con đã có thể phát triển bình thường như bao em bé khác”.
Bé Bảo bị phát hiện mắc bệnh tan máu bẩm sinh từ lúc 3 tháng tuổi. Hàng tháng, gia đình anh Việt đều phải về đưa con về Hà Nội truyền máu và thải sắt với hy vọng kéo dài sự sống mong manh. Phương pháp truyền máu định kỳ chỉ là giải pháp tức thời. Bé có nguy cơ nhiễm các virus CMV, viêm gan B, viêm gan C, hoặc thậm chí suy tim và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không kịp truyền máu.
Ngoài ra, chất lượng sống và tuổi thọ người bệnh cũng bị ảnh hưởng trầm trọng khi áp dụng phương pháp chữa bệnh này. Vì thế, hai vợ chồng anh vẫn hy vọng và không ngừng tìm kiếm cách chữa khỏi bệnh "tận gốc" cho con.
Cơ may đã đến vào đầu năm 2016, khi tình cờ vợ anh khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Tìm hiểu về tiền sử gia đình anh Việt, các bác sĩ Vinmec đã tư vấn về phương pháp điều trị còn rất mới ở Việt Nam là sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn của em Bảo ghép nếu hai anh em đạt chỉ số hòa hợp tốt.
Ngay lập tức, kế hoạch tiến hành cho ca ghép được Hội đồng khoa học với nhiều chuyên khoa: Sản, nhi, tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec chuẩn bị lên phương án tỉ mỉ.
ThS Nguyễn Trọng Phúc, Trung tâm Tế bào gốc Vinmec, người trực tiếp thu thập và chuẩn bị sản phẩm tế bào gốc ghép cho bệnh nhân cho biết: “Do đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, kiểm tra mức độ phù hợp về gen của bệnh nhân với người cho là em ruột, nên các bác sỹ đã tách chiết được lượng tế bào gốc dồi dào, giúp cho quá trình mọc mảnh ghép của bệnh nhân thuận lợi”.
Triển vọng mới từ ghép tế bào gốc
Một trong những điều kiện tiên quyết để ca ghép thành công là các điều kiện chăm sóc sau ghép, đòi hỏi trang thiết bị tối tân và hiện đại. Để tránh các nguy cơ nhiễm trùng ngay sau ghép, các điều kiện chăm sóc bé tại khu vực cách ly của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cũng đều được thực hiện nghiệm ngặt: Các chế phẩm máu đều được chiếu tia xạ và lọc bạch cầu, thậm chí thức ăn của bé cũng phải chiếu tia cực tím để diệt mọi vi khuẩn.
Trong thời gian sau ghép, bệnh nhi được điều trị dự phòng nấm, vi khuẩn và virus, kết hợp duy trì thuốc ức chế miễn dịch.
|
Bảo được chăm sóc trong điều kiện đặc biệt sau ghép tại Vinmec nhằm tránh các nguy cơ nhiễm trùng, đảm bảo cho tủy mới mọc và sinh máu bình thường. |
Sau 3 tuần ghép, kết quả xét nghiệm cho thấy, tủy ghép đã bắt đầu mọc và sinh máu.
Trong đợt khám gần nhất, TS Dương Bá Trực - chuyên gia giàu kinh nghiệm về huyết học & truyền máu của Vinmec - người đã theo sát quá trình điều trị của bé Bảo kết luận: “Sau 6 tuần, các xét nghiệm tế bào máu của bé Bảo đã có kết quả như người bình thường. Bé không có các dấu hiệu thải ghép và biến chứng sau ghép, không có dấu hiệu tan máu, tủy hồi phục tốt. Đây là những dấu hiệu khẳng định ca ghép đã thành công hoàn toàn”.
|
Bố mẹ bé Bảo rất hạnh phúc vì em bé được chữa trị khỏi bệnh và khỏe mạnh, có thể vui đùa như bao trẻ khác. |
GS - TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc - công nghệ gen Vinmec cho biết: “Hiện ở Việt Nam có khoảng 10 triệu người mắc Thalassemia và mang gen căn bệnh này. Bên cạnh những nỗ lực của các cơ quan quản lý, các nhà chuyên môn trong tư vấn, sàng lọc, phát hiện bệnh, quản lý người bệnh thì sự thành công của phương pháp ghép tế bào gốc chữa trị Thalassemia tại Vinmec hoàn toàn có thể mở ra triển vọng chữa trị triệt để căn bệnh này”.
Hiện nay ở Việt Nam, một số ngân hàng máu cuống rốn đã bắt đầu phát triển. Còn tại Vinmec, hiện đã có hơn 1.300 mẫu máu cuống rốn được lưu trữ và bảo quản theo chuẩn quốc tế; đồng thời Khu ghép tế bào gốc được trang bị hệ thống phòng vô trùng hiện đại tạo điều kiện tối ưu giúp cho các ca ghép thành công.
Bé Phạm Quốc Bảo là một trong 90 ca bệnh đã được Vinmec điều trị thành công, đã ra viện từ chương trình phẫu thuật từ thiện 300 tỷ đồng của Quỹ Thiện Tâm (thuộc Tập đoàn Vingroup) dành cho các bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn, gia đình có công với cách mạng. Được triển khai từ ngày 17/10/2016, đến nay đã có 215 trường hợp trong số 420 hồ sơ gửi đến được Quỹ Thiện Tâm hỗ trợ 70% chi phí hoặc miễn phí điều trị, phẫu thuật. |