Trong tháng 10/2023, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục được duy trì thực hiện tại 6 cửa khẩu, gồm: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, cửa khẩu chính Chi Ma, các cửa khẩu phụ Tân Thanh, Cốc Nam, Na Hình.
Hiện nay, lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình đạt hơn 1.100 xe/ngày, trong đó xuất khẩu khoảng 400 xe/ngày (nông sản, trái cây chiếm gần 75%), nhập khẩu hơn 700 xe/ngày.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tháng 10 ước đạt 390 triệu USD; lũy kế 10 tháng năm 2023 ước đạt 3.995 triệu USD, đạt 96,9% kế hoạch, tăng 105,1% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu ước đạt 230 triệu USD, đạt 174,6% kế hoạch, tăng 306,8% so với cùng kỳ; nhập khẩu trong tháng ước đạt 160 triệu USD, lũy kế 10 tháng ước đạt 1.725 triệu USD, đạt 69% kế hoạch, tăng 17,3% so với cùng kỳ.
Hàng xuất khẩu địa phương trong tháng ước đạt 14 triệu USD, lũy kế 10 tháng ước đạt 133 triệu USD, đạt 86,4% kế hoạch, tăng 37,1% so với cùng kỳ.
Hoạt động thương mại, dịch vụ có mức tăng khá, hàng hoá có giá cả ổn định đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Thị trường nội địa của tỉnh hiện đang ổn định và có tiềm năng phát triển.
Tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng tiện lợi, các hệ thống phân phối hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục đảm bảo nguồn hàng cung ứng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, không có hiện tượng khan hiếm hàng hoá hoặc tăng giá đột biến.
Trong tháng 10 nhiều địa phương đã tổ chức ngày Hội văn hóa các dân tộc. Đây là sự kiện quan trọng của các huyện, thành phố và cũng là lần đầu tổ chức nhằm góp phần quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Ngày hội diễn ra với rất nhiều hoạt động như: trưng bày, bán sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP địa phương; các gian hàng được trưng bày là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh quảng bá, giới thiệu những sản phẩm đến người tiêu dùng để kết nối thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh; không gian văn hóa, trò chơi dân gian; liên hoan các câu lạc bộ hát then, đàn tính, dân ca, dân vũ, nhảy cộng đồng và trình diễn trang phục dân tộc truyền thống…
Đây chính là tiền để để Lạng Sơn phát triển sản phẩm du lịch mới (du lịch văn hóa gắn với du lịch xanh), nhằm hướng tới sự phát triển du lịch bền vững, đồng thời tạo ra không gian sinh hoạt văn hóa thường xuyên cho người dân và du khách gần xa, qua đó, góp phần tích cực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc và thu hút du khách đến với xứ Lạng.
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 9,84% so với cùng kỳ, cụ thể:
Ngành công nghiệp khai thác tăng 24,02%, trong đó sản phẩm than tăng 14,88% (tương ứng +7,07 nghìn tấn) do nhu cầu tiêu thụ than cho sản xuất nhiệt điện tăng; sản phẩm đá xây dựng tăng 34,93% (tương ứng +81,27 nghìn m3) do nhu cầu xây dựng nhà và sửa chữa nhà cửa của người dân tăng, bên cạnh đó các công trình, dự án, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai đầu tư xây dựng mới dẫn đến nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng tăng.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,82% so với cùng kỳ, một số ngành có chỉ số công nghiệp tăng cao như: ngành in, sao chép bản ghi các loại tăng 298,41% do các công ty in ấn nhận được nhiều đơn đặt hàng, Công ty Cổ phần Thiên Ngân Lạng Sơn chuyển địa điểm, mở rộng quy môsản xuất; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 72,41% (sản phẩm ống tuýp, ống dẫn, màng PE, hạt nhựa,..) do nhu cầu tiêu trên thị trường tăng; ngành sản xuất kim loại tăng 69,93% do Công ty Cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ nhận được thêm đơn hàng và công ty đã đầu tư thêm thiết bịsản xuất mới dự ước sản xuất tăng; ngành chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ tăng 32,6% do nguyên liệu sẵn có, các cơ sở sản xuất chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ và nhận thêm nhiều đơn đặt hàng; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 37,81% do đơn vị nhận được thêm đặt hàng mới.
Ngành điện giảm giảm 0,07% so với cùng kỳ, điện sản xuất giảm 1,53% (-1,14 triệu KWh), điện thương phẩm tăng 9,71% so với cùng kỳ.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải ước giảm 3,77%, cụ thể: khai thác, xử lý và cung cấp nước giảm 6,86% do nhu cầu sử dụng nước của người dân giảm; hoạt động thoát nước và xử lý nước thải giảm 24,42% do nhà máy xử lý nước thải giảm công suất hoạt động xửlý nước thải do trời mưa ít; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 1,75% so với cùng kỳ.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh 10 tháng năm 2023: xi măng Portland đen ước đạt 1.120,46 nghìn tấn, tăng 3,43% (+37,15 nghìn tấn) so với cùng kỳ; clanhke xi măng ước đạt 709,8 nghìn tấn, giảm 8,80% (-68,47 nghìn tấn); sản lượng điện sản xuất ước đạt 702,4 triệu Kwh, tăng 3,16% so với cùng kỳ; sản lượng khai thác than ước đạt 470,18 nghìn tấn, tăng 0,71% so với cùng kỳ.
Liên quan đến những phản ánh của cử tri và tiểu thương đang buôn bán trong chợ trung tâm thị trấn Bắc Sơn huyện Bắc Sơn bức xúc về việc Công ty CP Tiến Triển 3 chủ đầu tư dự án chợ này xây dựng một số ki ốt có dấu hiệu không đúng hồ sơ thiết kế, sai so với giấy phép xây dựng được UBND huyện Bắc Sơn cấp rồi cho tiểu thương thuê lại mặt bằng trong thời gian 47 năm với giá hàng tỉ đồng/1 ki ốt nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý dứt điểm.
Trước những thông tin trên, tại văn bản UBND huyện Bắc Sơn gửi tới Báo Pháp luật Việt Nam có nêu: “Trong quá trình tổ chức thi công xây dựng các nhà chợ, Công ty CP Tiến Triển 3 đã tuân thủ đúng theo Quyết định 2175/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn và giấp phép xây dựng số 03A/GPXD-CT ngày 22/3/2018 của UBND huyện Bắc Sơn".
Báo Pháp luật Việt Nam hoan nghênh sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn đã nhanh chóng vào cuộc thanh kiểm tra và khắc phục những tồn tại trong dự án này và tạo được sự đồng thuận từ người dân.
Đường dẫn bài viết: https://phapluatplus.baophapluat.vn/lang-son-cong-nghiep-on-dinh-xuat-khau-tang-manh-99315.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://phapluatplus.baophapluat.vn/ All right reserved.