Địa ốc 24h: Xót xa đất vàng bỏ hoang, TP HCM lại 'sốt' đất vùng ven

Dự án xây dựng Trung tâm phân phối ô tô Huyndai tại TP Hưng Yên được phê duyệt từ 2011, do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ sở hữu, với số vốn đầu tư hơn 268 tỷ đồng, tiến độ thực hiện là 18 tháng. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối tháng 4/2018, tức là đã sau 83 tháng (gấp gần 5 lần thời gian quy định) ngoài một nhà xưởng xây dựng dang dở, rỉ sét nhiều năm, Dự án gần như 'dậm chân tại chỗ'. Toàn bộ khu đất 'vàng' của Dự án ngay giữa thành phố đang bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm làm lãng phí tài nguyên đất đai và gây bức xúc trong dư luận.


Dự án Trung tâm phân phối ô tô Huyndai chậm tiến độ, xót xa đất vàng bỏ hoang?

Dự án xây dựng Trung tâm phân phối ô tô Huyndai tại TP Hưng Yên được phê duyệt từ 2011, do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ sở hữu, với số vốn đầu tư hơn 268 tỷ đồng, tiến độ thực hiện là 18 tháng. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối tháng 4/2018, tức là đã sau 83 tháng (gấp gần 5 lần thời gian quy định) ngoài một nhà xưởng xây dựng dang dở, rỉ sét nhiều năm, Dự án gần như 'dậm chân tại chỗ'. Toàn bộ khu đất 'vàng' của Dự án ngay giữa thành phố đang bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm làm lãng phí tài nguyên đất đai và gây bức xúc trong dư luận.

Giấy chứng nhận đầu tư của UBND tỉnh Hưng Yên cấp cho Công ty cổ phần ô tô Huyndai Hưng Yên.
Giấy chứng nhận đầu tư của UBND tỉnh Hưng Yên cấp cho Công ty cổ phần ô tô Huyndai Hưng Yên.

Ngày 24/5/2011, UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 05101000414 cho Công ty cổ phần ô tô Huyndai Hưng Yên (thuộc Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Lộc) làm chủ đầu tư xây dựng Dự án (DA): Trung tâm phân phối ô tô Huyndai – Hưng Yên. Mục tiêu và quy mô của DA là xây dựng trung tâm phân phối xe ô tô Huyndai các loại, máy xây dựng và các dịch vụ hỗ trợ, gồm: bảo trì, bảo dưỡng và xây dựng nhà hàng ăn uống. Địa điểm thực hiện DA tại khu đất có diện tích khoảng 22.000m2, trên địa bàn phường Hiến Nam – TP Hưng Yên.

Xem thêm...

TP HCM lại 'sốt' đất vùng ven

Gần một tháng qua, cơn “sốt” đất nền vùng ven vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ghi nhận các tuyến đường nhiều quận huyện vùng ven TPHCM, các công ty môi giới, người dân rầm rộ treo biển bán đất nền. Không cần trụ sở hoành tráng, chỉ cần một cái bàn, chiếc ghế và tờ giấy vẽ khu đất… là họ có thể bán đất.

Theo số liệu của Văn phòng đăng ký đất đai các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, hơn một tháng qua, hồ sơ đăng ký cập nhật biến động liên tục. Đơn cử, trong 3 tháng đầu năm 2018, Quận 2 có 2.704 hồ sơ nhà đất được chuyển nhượng, mua bán, Quận 9 có gần 7.000 hồ sơ nhà đất được chuyển nhượng. Tương tự, Quận 12 có 5.358 hồ sơ; huyện Hóc Môn có 3.357 hồ sơ; huyện Bình Chánh có 6.174 hồ sơ; đặc biệt huyện Củ Chi hồ sơ cập nhật biến động chiếm số lượng lớn nhất với 13.866 hồ sơ…

Các địa điểm bán đất di động này lúc nào cũng có khách hàng.
Các địa điểm bán đất di động này lúc nào cũng có khách hàng.

Hiện tượng “sốt” đất nền nhộn nhịp nhất hiện nay tập trung ở khu Đông TP.HCM, nơi này đang trở thành tâm điểm về sự tăng giá của thị trường, nhân viên môi giới tụ tập rất đông, luôn sôi động với băng rôn, bảng quảng cáo. Dọc các tuyến đường: Nguyễn Xiển, Lò Lu, Nguyễn Duy Trinh (Quận 9), giá đất rao bán tăng khoảng 50% so với thời điểm cách đây vài tháng. Một nhân viên môi giới trên đường Trường Lưu, chào mời: “Hiện khu vực này tùy theo dự án, hướng, chiều rộng của đường mà có giá từ 27 - 34 triệu đồng/m2. Tháng 3, có khách mua lô đất nền tại đường Trường Lưu giá 21 triệu đồng/m2, giờ đã lên 27 triệu đồng/m2. Anh mua đi tháng sau giá đất chắc chắn sẽ còn lên nữa”.

Xem thêm...

TP Hồ Chí Minh sẽ nâng cấp, cải tạo trụ sở UBND hiện hữu thay vì xây mới

TP Hồ Chí Minh sẽ nâng cấp, mở rộng trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh trên phần đất của Sở Thông tin - Truyền thông (59-61 Lý Tự Trọng, quận 1) và không xây dựng trung tâm hành chính mới do không có quỹ đất tại trung tâm.

Đó là thông tin ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh, cho biết tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm tại UBND TP Hồ Chí Minh vào ngày 2/5.

TP Hồ Chí Minh sẽ nâng cấp, cải tạo trụ sở UBND hiện hữu chứ không xây mới trung tâm hành chính. Ảnh: Mạnh Linh
TP Hồ Chí Minh sẽ nâng cấp, cải tạo trụ sở UBND hiện hữu chứ không xây mới trung tâm hành chính. Ảnh: Mạnh Linh

Theo ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, thành phố xem xét rất kỹ khi chọn phương án thiết kế, nâng cấp trụ sở HĐND - UBND TP Hồ Chí Minh. Theo đó, tòa nhà gần 130 năm tuổi hiện là trụ sở Sở Thông tin - Truyền thông có thể bị đập bỏ.

Xem thêm...

Đề xuất xây tổ hợp căn hộ, khách sạn 36 tầng cạnh Hồ Tây

Tổ hợp dịch vụ thương mại, khách sạn, căn hộ cao cấp 36 tầng tại khu đất số 200 đường Yên Phụ (quận Tây Hồ) do chủ đầu tư đề xuất được UBND TP Hà Nội cho rằng không phù hợp với quy định bởi đây là khu vực không cho phép xây công trình cao tầng. Tuy nhiên, việc đề xuất này vẫn được Hà Nội xin ý kiến Bộ Xây dựng.

Khu đất khách sạn Thắng Lợi cạnh Hồ Tây được đề xuất xây tổ hợp căn hộ, khách sạn 36 tầng
Khu đất khách sạn Thắng Lợi cạnh Hồ Tây được đề xuất xây tổ hợp căn hộ, khách sạn 36 tầng

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng về đề xuất xây dựng Tổ hợp dịch vụ thương mại, khách sạn, căn hộ cao cấp 36 tầng tại khu đất số 200 đường Yên Phụ thuộc phường Yên Phụ và Quảng An (quận Tây Hồ). Khu vực này trước đây là khách sạn Thắng Lợi, hiện đã đổi tên Hilton Hanoi Westlake.

Xem thêm...

Bỏ 1 tỷ mua đất Hà Nội: Sau 10 năm mất hết vốn lại còn mang nợ

Năm 2010, anh Ngọc vác túi tiền 1 tỷ đồng để đi mua đất ở khu vực Thường Tín theo trào lưu lúc bấy giờ với giá 12 triệu đồng/mét vuông. Và sau 8 năm, anh phải bán đi cắt lỗ để trả tiền vay nợ lãi khi mua ngồi nhà mới cách đây 3 năm.

Dưới đây là câu chuyện của anh Trần Văn Ngọc ở Hà Đông (Hà Nội), anh gần như trắng tay sau khi ôm tiền tỷ đi mua mảnh đất cách đây 10 năm.

Tôi quê Hà Nam, làm nghề sửa chữa điện máy ở Hà Nội, năm nay đã ngoài 40 tuổi. Cách đây đúng 8 năm (năm 2010), bố mẹ tôi có bán mảnh vườn cạnh đường lớn ở quê được hơn 600 triệu đồng. Tôi cầm hết cả số tiền đó, cộng với khoản tiền tích cóp được sau hơn chục năm bươn chải ở Hà Nội, đi tìm mua đất.

Lúc đó, đất không sốt giá, nhưng không hiểu sao lại rộ trào lưu đi mua đất nền ở các huyện ngoại thành của Hà Nội. Tôi thấy nhiều người đổ đi tìm mua đất nên cũng hùa theo vì nghĩ mua lấy một miếng đất để đó, sau nếu tiện thì làm nhà đón vợ con ở quê lên, vừa tiện cho các con ăn học, tôi cũng thoát khỏi cảnh ở nhà thuê. Nếu không xây nhà thì để đó, sau bán đi cũng thu được một món lợi lớn.

Nghĩ vậy, tôi mất mấy ngày liền đi lùng mua đất ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Cuối cùng, tôi chốt mua 2 lô đất liền nhau, rộng 80 mét vuông, giá 12 triệu đồng/mét, cách nội thành khoảng 25km. Lúc mua, đấy vẫn là khu đất trống rộng mênh mông, ô tô cũng vào được nhưng ba bên bốn bề chưa có ai ở. Dân chủ yếu dùng đất vườn để trồng chuối.

Anh Ngọc ôm tiền đi mua đất theo trào lưu, sau 8 năm bán đi lỗ nặng (ảnh minh họa)
Anh Ngọc ôm tiền đi mua đất theo trào lưu, sau 8 năm bán đi lỗ nặng (ảnh minh họa)

Giấy tờ mua bán xong xuôi, tôi hí hửng, vui mừng ra mặt vì cuối cùng đã sở hữu được một mảnh đất khá rộng ở Hà Nội, đất đai lại có sổ đỏ rõ ràng chứ không phải giấy mua bán viết tay như những mảnh đất khác.

Xem thêm...

Ngọc Huy(TH)

Đường dẫn bài viết: https://phapluatplus.baophapluat.vn/dia-oc-24h-xot-xa-dat-vang-bo-hoang-tp-hcm-lai-sot-dat-vung-ven-5225.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://phapluatplus.baophapluat.vn/ All right reserved.