Du học sinh Việt Nam đón Tết như thế nào?

Những du học sinh Việt Nam đang học tập và làm việc ở nước ngoài nên có trường hợp khó có thể về quê hương đón Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, các bạn đã tự tạo không khí Tết Việt bằng cách tổ chức các hoạt động, văn hóa truyền thống của dân tộc.


Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống của cả dân tộc, quan trọng và ý nghĩa nhất trong năm đối với người dân Việt Nam.

Dù có bận mải công việc đến đâu, đi xa đến đâu, mọi người cũng đều cố gắng thu xếp công việc để về quê đón Tết cùng gia đình và người thân. Đây là khoảng thời gian thiêng liêng, ấm áp, bình yên và đem đến trong mỗi người một cảm xúc riêng biệt.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện về quê hương đón Tết cổ truyền sum họp cùng gia đình. Trong đó có thể kể đến các bạn du học sinh đang phải sinh sống và học tập tại nước ngoài. Vậy các bạn du học sinh sẽ đón Tết Nguyên đán tại các nước sở tại như thế nào?

Tự tổ chức tất niên để vơi đi nỗi nh nhà

Đã xa nhà được ba năm, bạn Nguyễn Ngọc Dung (sinh năm 2002, sinh viên Kazan National Research Technological University) bạn chia sẻ: “Khi cứ đến dịp tết Nguyên Đán mình cùng với hội lưu học sinh TP Kazan - Liên Bang Nga cũng làm mâm cỗ với các món ăn cơ bản của ngày tết việt nam, có bánh chưng, xôi, chả, gà luộc…”

Untitled

Các bạn du học sinh đang bận rộn trang trí đón Tết Nguyên Đán (Ảnh: Fanpage Hội lưu học sinh TP Kazan - Liên Bang Nga).

11

Hội lưu học sinh cùng nhau ăn tất niên đón năm mới (Ảnh: Fanpage Hội lưu học sinh TP Kazan - Liên Bang Nga).

12

Hội lưu học sinh đón Tết (Ảnh: Fanpage Hội lưu học sinh TP Kazan - Liên Bang Nga).

Bạn Ngọc Dung cũng chia sẻ “Khi mình đi du học cảm thấy rất nhớ nhà, nhớ hương vị Tết cổ truyền của quê hương nên bữa cơm tất niên cùng với hội lưu học sinh làm mình cũng vơi bớt đi sự tủi thân.”

Ngoài ra, chúng mình còn tổ chức chơi các trò chơi dân gian năm trước tụi mình làm đánh sỏi, đánh đáo, đuổi hình bắt chữ, búng dây thun, tung vòng cổ chai.

Mỗi khi thắng 1 trò thì sẽ nhận 1 phiếu số bốc thăm. Mỗi người được chơi tối đa 1 lần 1 trò, càng có nhiều số thăm thì càng có cơ hội bốc trúng phần thưởng ở cuối chương trình.

Phần hoạt động văn nghệ thì gồm các tiết mục văn nghệ đc đăng ký từ trước, mỗi trường tối thiểu 1 tiết mục, cá nhân cũng có thể đăng ký tiết mục, chủ đề xoay quanh Đảng và mùa xuân, tình yêu đất nước và sức trẻ của thanh niên, bạn Ngọc Dung chia sẻ.

13

Du học sinh chơi trò chơi tung vòng cổ trai (Ảnh: Fanpage Hội lưu học sinh TP Kazan - Liên Bang Nga).

14

Trò chơi đánh đáo của hội du học sinh TP Kazan (Ảnh: Fanpage Hội lưu học sinh TP Kazan - Liên Bang Nga).

15
16

Các tiết mục biểu diễn trong đêm diễn văn nghệ của hội lưu học sinh (Ảnh: Fanpage Hội lưu học sinh TP Kazan - Liên Bang Nga).

Bạn Nghiêm Thanh Thảo đã đi du học Đài Loan 2 năm học Ngành Journalism and Mass Communication - Ming Chuan University Cũng chia sẻ: “Do lịch học dày đặc và khá bận rộn nên mình cũng không về Việt Nam đón tết với gia đình, mình chỉ có về lúc kỳ nghỉ hè.

Khi mình ở Đài cũng cảm thấy không khí đón Tết cũng khá giống với Việt Nam chắc do văn hoá, họ cũng ăn tết theo lịch âm giống Việt Nam và do đều là người Châu Á nên nếp sinh hoạt cũng không khác Việt Nam là mấy.”

Bạn cũng chia sẻ: “Ở Đài Loan thì người ta cũng dọn nhà, và đi chợ chào đón năm mới. Đặc biệt là ở đất nước này chúng ta có thể mua pháo hoa hoặc pháo bông để đốt.

Chợ tết Đài Loan cũng náo nhiệt và màu sắc y như chợ tết ở Hà Nội vậy. Và người ta thường đặt quả dứa ở trong nhà với ý nghĩa phát tài phát lộc. Ngoài ra đầu năm người Đài hay đi cào số trúng thưởng để thử vận may và hay đi chùa lễ đầu năm nữa.”

19

Hoạt động đi chùa đón năm mới - Chùa Hongludi - Chùa thần tài nổi tiếng ở Tân Đài Bắc (Ảnh Nghiêm Thanh Thảo).

20

Đồ trang trí ngày tết vào dịp năm mới để đón nhiều may mắn hơn (Ảnh: Nghiêm Thanh Thảo).

Bữa cơm giao thừa của du học sinh

Bạn Cao Diệu Linh đi du học Đức hai năm đã chia sẻ: “Năm đầu tiên mình đón tết ở Đức cảm giác rất buồn vì ở Đức ngày này mọi người vẫn đi làm bình thường không có sự khác biệt nên mình cùng với các anh chị du học sinh làm một mâm cơm tất niên để vơi đi nỗi nhớ nhà.”

22

Mọi người vui vẻ đón tết Nguyên Đán ở Đức (Ảnh: Cao Diệu Linh).

Bạn Vũ Hoàng Yến đã đi học ba năm ở Anh sinh viên University of Bedfordshire chuyên ngành Business Studies (Project Management) đã chia sẻ: “Ở các nước phương Tây nói riêng và nước Anh nói chung thì Tết Nguyên Đán như một ngày bình thường nên mình cũng chỉ có thể tranh thủ một ngày để làm một mâm cơm đơn giản và mặc áo dài cho có không khí một chút.”

23

Đồ ăn bạn Yến đã chuẩn bị để đón Tết Nguyên Đán khi học ở Anh (Ảnh: Vũ Hoàng Yến).

111111111111Bạn Yến mặc áo dài để vơi nỗi nhớ quê hương (Ảnh: Vũ Hoàng Yến).
Thanh Thảo

Đường dẫn bài viết: https://phapluatplus.baophapluat.vn/du-hoc-sinh-viet-nam-don-tet-nhu-the-nao-195202.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://phapluatplus.baophapluat.vn/ All right reserved.