Tin nên đọc
Năm nào cũng vậy, cứ vào Rằm tháng giêng sau mùa gặt và khi mùa hoa Ban trên các rẻo cao của vùng núi phiá Bắc nở trắng đường đi, nở trắng cánh đồng và nương rẫy của bà con…thì thiên nhiên báo hiệu đã đến mùa lễ hội.
Những bà con dân tộc ở các tỉnh Tây Bắc di cư vào Tây Nguyên lại tổ chức những lễ hội dân gian có nguồn gốc từ phía Bắc.
Với dịp Rằm tháng giêng năm 2018 năm nay lễ hội có hàng nghìn bà con tham gia, du khách trong và ngoài nước cũng đến với lễ hội ngày một nhiều.
![]() |
Lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian Việt Bắc. |
Cũng như mọi năm có 2 phần là: Phần lễ và Phần hội rất long trọng, gồm các nghi lễ ( Lễ lòng tồng) hay còn gọi là lễ xuống đồng. Cùng các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa của đồng bào vùng Tây Bắc.
Sau đây là hình ảnh lễ hội của bà con đồng bào Tây Bắc trên đất Tây Nguyên mà PV báo Pháp luật Plus ghi nhận được.
![]() |
Phần lễ không thể thiếu được Lễ xuống đồng. |
Ông Đinh Công Hưởng- Bí thư Đảng Uỷ xã Ea Tam, người chủ tế của lễ hội năm nay cày luống cày đầu tiên trong lễ xuống đồng, cầu cho mưa thuận gió hòa, thóc đầy nương, ngô đầy trên rẫy.
![]() |
Hội thi gói bánh chưng. |
Bánh chưng là một món ăn, một biểu trưng cho nét văn hóa của tất cả người Việt, sự tiếp nối truyền thống gói bánh chưng có từ thời vua Hùng, bánh chưng không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt trong dịp tết cổ truyền và của các lễ hội truyền thống của người Việt.
![]() |
Hội thi giã bánh dày. |
![]() |
Một tiết mục văn nghệ trong lễ hôi. |
Dù cuộc sống ruộng nương vất vả, nhưng khi vào lễ hội những tiết mục múa của các thiếu nữ nơi đây cũng không kém phần đặc sắc và uyển chuyển.
![]() |
Hội thi đánh đàn Tính. |
Hội thi đánh đàn Tính, một loại nhạc cụ phổ biến của đồng bào Tày, Nùng. Tiếng đàn Tính rộn ràng, mời gọi sự giao duyên của các cặp đôi trong mùa lễ hội.
Cũng từ lễ hội nhiều tình yêu chớm nở và sẽ là những gia đình hạnh phúc trong mùa lễ hội sau
![]() |
Trò chơi Lẩy Cỏ. |
Trò chơi lẩy Cỏ cần sự nhanh nhẹn, khéo léo của người con trai trong cuộc sống của đồng bào Tày, Nùng
![]() |
Một tiết mục văn nghệ của thiếu nữ người Tày. |
Lễ hội là nơi giao lưu nghệ thuật của các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Dao, Mông... trên quê hương mới
![]() |
Hội thi ném Còn. |
Hội thi nám Còn, hàng trăm thanh niên tham gia trò chơi này,. Ném Còn đòi hỏi sự chính xác, khéo léo để ném qua cái vòng cao khoãng 15 mét.
Rất nhiều người tham gia nhưng số người ném trúng rất ít, mỗi lần Còn được tung lên là tiếng hò reo, cổ vũ vang trời. Đây cũng là trò chơi thu hút lượng người tham gia đông nhất.
![]() |
Một phần trong phần lễ của lễ hội. |
Ngoài phần lễ của chính quyền, một số thày cúng ăn mặc trang phục truyền thống cũng khấn vái, cầu bình an cho bản làng.
Tháng Giêng là tháng của các lễ hội truyền thống trên cả nước. Đồng bào phía Bắc vào Tây Nguyên sinh sống đã mang tất cả nét văn hóa của dân tộc mình vào với quê hương mới, nét văn hóa từ ngàn xưa của các dân tộc Việt dù có ở đâu cũng thật đậm đà và hòa chung, giao thoa vào nhau.
Đường dẫn bài viết: https://phapluatplus.baophapluat.vn/dak-lak-dac-sac-le-hoi-cua-dong-bao-tay-bac-tren-tay-nguyen-183219.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://phapluatplus.baophapluat.vn/ All right reserved.