Những loại pháo được sử dụng trong ngày Tết?

Không phải mọi loại pháo nào cũng bị pháp luật cấm sử dụng, có những loại pháo vẫn được sử dụng.


 Ảnh minh họa. (Nguồn: phunuvietnam.vn).
Ảnh minh họa. (Nguồn: phunuvietnam.vn).

Bạn đọc có địa chỉ email [email protected] gửi email câu hỏi tới địa chỉ [email protected].

Pháp luật Plus xin trích đăng nội dung câu hỏi như sau: “Em muốn mua một ít pháo hoa về để chơi trong dịp tết, em muốn hỏi là pháp luật có cho phép sử dụng pháo hoa hay không?

Tòa soạn Pháp luật Plus cùng các Văn phòng luật xin trả lời câu hỏi:

* Hành vi sử dụng trái phép các loại pháo là hành vi bị nghiêm cấm.

Tại Điều 4, Nghị định số 36/2009/NĐ-CP Nghị định về quản lý, sử dụng pháo quy định:

“Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.”

* Hình thức xử lý hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép được quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự,an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;phòng, chống bạo lực gia đình:

“Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.”

* Ngoài bị phạt tiền, hành vi sử dụng pháo mà không được phép còn bị xử phạt bổ sung được quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;”

* Hành vi đốt pháo còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tcông cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

* Tuy nhiên, trong một số trường hợp quy định một số loại pháo vẫn được sử dụng. Điều 5 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo quy định:

“Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng

1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.”

Như vậy, ngoài các loại pháo pháp luật quy định được sử dụng nói trên nói trên thì các loại pháo khác đều không được sử dụng. Nếu người nào cố ý sử dụng pháo trái pháp luật sẽ bị xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Tú Anh

Đường dẫn bài viết: https://phapluatplus.baophapluat.vn/nhung-loai-phao-duoc-su-dung-trong-ngay-tet-128745.htmlIn bài viết

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://phapluatplus.baophapluat.vn/ All right reserved.