Hàng giả, hàng nhái hay lừa đảo?
Thế nào được coi là hàng giả đã được quy định rõ tại Nghị định số 185/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể, tại Điểm “đ. Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác”.
Như vậy, ông chủ Khaisilk không chỉ giả mạo tên thương nhân, địa chỉ mà còn giả mạo tên thương phẩm hàng hóa quốc gia.
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét kỹ lưỡng về hậu quả pháp lý của ông chủ Khaisilk.
![]() |
Luật sư Hoàng Minh Hiển - Đoàn Luật sư TP Hà Nội. |
Luật sư Hoàng Minh Hiển - Đoàn Luật sư TP Hà Nội nêu quan điểm: “Đây là hành vi gian lận thương mại, không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp. Việc làm của ông chủ Khaisilk không chỉ đáng lên án mà cần phải xử lý hình sự".
Do dó, cơ quan chức năng phải làm rõ các hành vi của ông chủ Khaisilk. Việc ông Khải thay đổi mác nhãn, đánh tráo giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch đủ yếu tố cấu thành tội buôn bán hàng giả, với đầy đủ chứng cứ không có gì bàn cãi. Tội buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 192, Bộ luật hình sự 2015.
"Bên cạnh đó, hành vi gian dối, bán hàng thu lợi nhuận cao của ông chủ Khaisilk có thể được coi là nhằm chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng. Nếu cơ quan chức năng cùng thống nhất quan điểm thì ông chủ Khaisilk phải đối đầu với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người tiêu dung” - Luật sư Hiển nêu quan điểm.
Chính quyền ở đâu?
Những ngày qua, dư luận băn khoăn rằng, vì lý do gì mà ông chủ Khaisilk vi phạm pháp luật trong thời gian dài nhưng không bị phát hiện và qua mặt được hầu hết cơ quan chức năng? Vai trò của quản lý thị trường ở đâu?
Đây cũng là những câu hỏi của người tiêu dùng đặt ra đối với cơ quan chức năng, đặc biệt là trách nhiệm của cán bộ quản lý thị trường.
Là người tiêu dùng, từng mua và sử dụng sản phẩm của Khaisilk, chị Trà Giang ở Kim Liên, Hà Nội cho rằng, thà mua sản phẩm với giá… “cắt cổ” nhưng là hàng thật, còn hơn mua phải hàng dởm, hàng không xuất xứ.
Ông chủ Khaisilk đã vi phạm đạo đức kinh doanh, vi phạm pháp luật, tiếp tay cho người nước ngoài, bóp chết doanh nghiệp trong nước, gây thiệt hại tới người tiêu dùng, ảnh hưởng tới uy tín của những doanh nghiệp chân chính.
Hành vi gian lận trong thời gian dài của ông chủ Khaisilk là do yếu tố chủ quan, mất cảnh giác của cơ quan chức năng hay có sự tiếp tay, bao che?
Trong khi luật pháp đã có những quy định rõ ràng về việc kiểm tra, kiểm soát định kỳ đối với các chủ doanh nghiệp nhưng thực tế “con voi vẫn chui lọt lõ kim”.
Điều 139 luật hình sự năm 1999 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. ... 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;... |
Đường dẫn bài viết: https://phapluatplus.baophapluat.vn/khaisilk-gia-mao-thuong-hieu-du-yeu-to-cau-thanh-toi-lua-dao-can-xu-ly-hinh-su-116542.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://phapluatplus.baophapluat.vn/ All right reserved.