Tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, một bạn đọc đã thắc mắc về vấn đề xác định cấp công trình xây dựng.
Cụ thể, bạn Tai Huu tại hòm [email protected] đã đặt câu hỏi về cách xác định cấp công trình xây dựng như sau:
“Khi lập dự án đầu tư công trình trong đó có nhiều hạng mục như: khối nhà chính, nhà kho, nhà xe, một số công trình phụ trợ khác. Khi thẩm định thiết kế cơ sở, cơ quan thẩm định xác định cấp công trình theo diện tích sàn bằng cách cộng tất cả diện tích sàn các hạng mục công trình như trên có đúng quy định theo Nghị định 209 không?
Ví dụ: 1 dự án đầu tư trên tổng thể khuôn viên khu đất gồm có: khối nhà chính 4 tầng, tổng diện tích sàn 9.500m2; diện tích nhà kho, nhà xe 4 bánh, nhà vệ sinh công cộng 1 tầng: 400m2; nhà xe 2 bánh dạng nhà khung tiền chế 1 tầng: 250m2. Cơ quan thẩm định cộng tất cả diện tích trên = 10.150m2 và tính là công trình cấp 1 (do đó đòi hỏi đơn vị tư vấn phải hạng I). Cách tính như vậy đúng hay cách tính cấp theo công trình có cấp cao nhất trên tổng thể là đúng? (Trong ví dụ đơn vị tư vấn hạng II tư vấn lập dự án phù hợp không)”.
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã trả lời thắc mắc của bạn Tai Huu:
1. Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì "Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng".
Người dân tại thôn Thượng Cầu cho rằng, công ty khai thác vàng sau khi khai thác đã không hoàn thổ theo quy định khiến họ mất ruộng, ao, hoa màu.
Phản ánh đến tòa soạn Pháp luật Plus, nhiều hộ dân sống tại thôn Thượng Cầu, xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cho biết, thời gian gần đây một công ty khai thác khoáng sản đã khai thác vàng và không hoàn thổ gây ảnh hưởng đến việc trồng hoa màu, ruộng, vườn.
Cụ thể, năm 2011 Công ty Cổ phần Đầu tư khai thác khoáng sản và xây dựng Mê Linh (Công ty Mê Linh) có trụ sở tại TP Hà Giang chính thức được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, lúc đó phương án ban đầu là khai thác dạng hầm, lò.
Năm 2015, sau khi có đối tác cùng nghiên cứu hợp tác, lúc này công ty này đã xin cấp phép lại là khai thác lộ thiên và chính thức hoạt động khai thác khoáng sản từ thời điểm này.
![]() |
Công ty Mê Linh trước đó đã khai thác vàng trên núi Khe Sang. (Ảnh: Phàn Giào Họ). |
Theo người dân tại thôn Thượng Cầu, việc Công ty Mê Linh khai thác khoáng sản trên núi Khe Sang thuộc thôn này là đúng vùng quy hoạch và đã giải phóng mặt bằng ngọn núi này.
Cơ quan điều tra tỉnh Đồng Nai cho rằng việc chặt cây của Tổng Công ty Tín Nghĩa được tiến hành trên phần đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nên không đủ yếu tố cấu thành tội: "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" theo quy định của Bộ luật Hình sự.
![]() |
Đất đang tranh chấp Công ty Tín Nghĩa vẫn tiến hành thi công rầm rộ. |
Phá 14ha tràm của dân vẫn không đủ yếu tố cấu thành tội?
Như Pháp luật Plus đã thông tin trước đó, liên quan đến vụ việc 14ha tràm của gia đình bà Huỳnh Thị Ngọc Oanh (ngụ xã Tam Phước, TP Biên Hòa, Đồng Nai) bị phá. Trong đó có hơn 10ha tràm bị chặt hạ và 4ha tràm non bị đốt cháy, sau đó bà Oanh trình đã báo chính quyền địa phương, đồng thời có đơn tố cáo gửi cơ quan điều tra làm rõ hành vi trên đối với Tổng Công ty Tín Nghĩa, đồng thời đề nghị khởi tố vụ án trước pháp luật.
Quy định nào áp dụng để cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm đã được bạn đọc thắc mắc tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
Bạn Trương Văn Nhân tại hòm thư [email protected] đã đặt câu hỏi về vấn đề áp dụng quy định để cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm như sau:
“Hành vi xây dựng trên đất không được phép xây dựng đã bị UBND phường ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản;
khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (viết tắt là Nghị định số 121/2013/NĐ-CP), quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt.
Tôi xin hỏi, việc cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm áp dụng theo quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BXD hay áp dụng theo Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?”.
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Lạng Sơn) |
Thanh tra Bộ Xây dựng – Bộ Xây dựng đã trả lời vấn đề này của bạn Trương Văn Nhân:
Theo quy định tại khoản 10 Điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ-CP, việc xử lý (phá dỡ) công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 01/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Theo thông tin từ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 01/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Chỉ thị nêu rõ, trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc quản lý sử dụng đất đai ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nề nếp, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, việc thi hành Luật Đất đai ở các địa phương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai theo phân cấp chưa đầy đủ, kịp thời; một số nội dung quy định của pháp luật về đất đai thực hiện chưa nghiêm; việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất các cấp ở nhiều địa phương còn chậm; việc giao đất có thu tiền và cho thuê đất thông qua đấu giá đất còn hạn chế; việc giám sát sử dụng đất tại các dự án, công trình còn lỏng lẻo, nhiều trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng nhưng chưa được xử lý; việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng, đất nông nghiệp dành cho công ích còn nhiều bất cập...
Đường dẫn bài viết: https://phapluatplus.baophapluat.vn/dia-oc-24h-xu-ly-nguoi-dung-dau-buong-long-quan-ly-dat-dai-11586.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://phapluatplus.baophapluat.vn/ All right reserved.